Trồng răng Implant ở trẻ được không ? Cần quan tâm điều gì ?

Trồng răng Implant là phương pháp giúp giải quyết vấn đề mất răng đang rất phổ biến hiện nay. Một trong số những vấn đề được nhiều quan tâm nhất đó là trẻ em có trồng răng implant được không? Nếu trẻ bị mất răng quá sớm thì phải làm sao? Cùng Nha Khoa Cường Nhân theo dõi bài viết sau đây để tìm ra giải pháp tốt nhất cho trẻ nhé.

Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình tình trạng răng bị mất hiệu quả. Đây là phương pháp có can thiệp và phẫu thuật cấu trúc hàm. Vậy nên việc giới hạn độ tuổi, đối tượng được thực hiện cũng là yếu tố quan trọng.

Trẻ em có trồng răng implant được không là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh đặt ra khi con mình bị mất răng quá sớm. Thực tế, trồng răng implant được khuyến cáo dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên. Đây là thời điểm cấu trúc hàm đã có sự phát triển ổn định và sẵn sàng phẫu thuật cấy ghép implant. 

Đối với trẻ dưới 18 tuổi, xương hàm chưa có sự hoàn thiện nhất định. Vậy nên khi tiến hành cấy ghép implant đôi khi gây nguy hiểm cho trẻ. Một số trường hợp gặp phải tình trạng trụ cầu răng không bền, trụ implant bị đào thải, trồng implant hỏng,… Qua đó các bạn đã có câu trả lời chính xác việc trẻ em có trồng răng implant được không.

Trẻ em không nên trồng răng Implant
Trẻ em không nên trồng răng Implant

Giải pháp Nào Thay Thế tốt nhất trước khi trồng răng Implant cho trẻ em

Nếu như không thể trồng răng Implant cho trẻ dưới 18 tuổi vậy thì trường hợp trẻ bị mất răng sớm thì phải làm sao để khắc phục? Đối với trường hợp này, bậc phụ huynh không cần quá lo lắng vì đã có giải pháp thay thế đó là sử dụng dụng cụ duy trì. 

Trẻ sẽ được gắn một dụng cụ duy trì khoảng trống ở khu vực mất răng để giúp các răng khác mọc đúng vị trí, không bị xô lệch nhau. Khi trẻ đến độ tuổi 18 có thể tiến hành cấy ghép Implant vào khu vực đó. 

Trẻ bị mất răng tùy vào tình trạng và độ tuổi thì sẽ lựa chọn dụng cụ duy trì khoảng trống khác nhau. Các bậc phụ huynh nên cân nhắc việc chọn dụng cụ đeo cố định hay tháo rời để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

Giải pháp Nào Thay Thế tốt nhất trước khi trồng răng Implant cho trẻ em
Giải pháp Nào Thay Thế tốt nhất trước khi trồng răng Implant cho trẻ em

Lúc nào thì trẻ nhỏ cần đeo hàm giữ khoảng?

Trường hợp trẻ phải hàm giữ khoảng bởi các nguyên nhân như sau:

Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng ở trẻ
Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng ở trẻ
  • Do chấn thương mạnh làm gãy hoặc mất răng.
  • Có sự bất thường về số lượng, hình thể và cấu trúc của chiếc răng (tức là thiếu răng sữa bẩm sinh làm hàm răng bị thưa).
  • Răng bị sâu vỡ lớn, nhiễm trùng và không thể giữ được cần phải nhổ bỏ.
  • Đối với trẻ đã nhổ răng sữa nhưng không có mầm răng vĩnh viễn bên dưới.

Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn cho rằng răng sữa đằng nào cũng thay cần gì dùng hàm giữ khoảng. Tuy nhiên, việc giữ khoảng rất quan trọng trong việc giữ khớp cắn để sau này các răng mọc đúng, giúp lực nhai tốt và lâu dài. Vì thế bố mẹ không nên từ chối sự phát triển y học và để các bé phải chịu những hàm răng bị lệch lạc, gây mất thẩm mỹ.

Hàm giữ khoảng có tác dụng gì?

Trồng răng implant không được thực hiện đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Vậy nên hàm giữ khoảng được cho là giải pháp tốt nhất với những tác dụng sau đây:

Tác dụng của hàm giữ khoảng
Tác dụng của hàm giữ khoảng
  • Duy trì khoảng trống bị mất răng cả về chiều dọc lẫn chiều ngang. Tránh tình trạng những răng kế bên đó mọc xô lệch và lấn vào khoảng trống. Qua đó hạn chế hiện tượng răng bị nhô ra quá nhiều so với kích thước hàm.
  • Hạn chế được những biến chứng do tình trạng xô lệch răng hàm gây nên.
  • Răng cửa sẽ ảnh hưởng nhiều đến giọng nói và tính thẩm mỹ. Nếu mất răng cửa ở trẻ thì nên đeo hàm duy trì để giữ được khoảng cách khu vực mất răng. Chờ đến khi trẻ đủ tuổi sẽ trồng răng implant lắp vào, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giọng nói phát ra.

Việc trẻ em có trồng răng implant được không chúng tôi đã giải thích rất chi tiết. Các bạn nên xem xét và dùng dụng cụ duy trì khoảng cách để chờ khi trẻ đủ tuổi trồng răng. 

Hàm giữ khoảng cần được sử dụng khi nào?

Trong trường hợp răng vĩnh viễn bị sâu vỡ lớn cần phải nhổ bỏ hoặc răng sữa đến tuổi thay mà không có mầm răng vĩnh viễn thì nên lắp hàm giữ khoảng trong thời gian từ 3 – 5 ngày. 

Đối với những răng bị nhiễm trùng nặng tạo thành nang lớn hay bị chấn thương làm tổn hại đến vùng xương hàm. Chúng ta nên cho trẻ nhập viện để điều trị cho đến khi vết thương lành hẳn thì mới cân nhắc việc lắp hàm giữ khoảng.

Lắp hàm giữ khoảng trong thời gian từ 3 - 5 ngày
Lắp hàm giữ khoảng trong thời gian từ 3 – 5 ngày

Có bao nhiêu loại hàm giữ khoảng hiện nay

Ở thị trường hiện nay có 2 loại hàm giữ khoảng phổ biến là loại tháo lắp và loại cố định lên răng. 

Hàm giữ khoảng tháo lắp 

Loại này thường được bác sĩ chỉ định khi khoảng mất răng của trẻ nằm trong vùng nhìn thấy như các răng cửa phía trước. Hàm tháo lắp được làm bằng nhựa với phần nền hàm đè lên lợi có hoặc không thiết kế thêm móc gia cố.

Hàm giữ khoảng tháo lắp 
Hàm giữ khoảng tháo lắp

Hàm giữ khoảng cố định

Hàm cố định thường được làm từ thép không gỉ và được gắn cùng các dụng cụ chuyên dụng như band hoặc chụp thép.

Hàm giữ khoảng cố định
Hàm giữ khoảng cố định

Nếu không đeo hàm giữ khoảng thì sẽ ảnh hưởng thế nào?

Trong trường hợp trẻ bị mất răng khi đi khám được bác sĩ chỉ định đeo hàm giữ khoảng. Nhưng bố mẹ chủ quan không làm kịp thời sẽ gây ra những hậu quả cho hàm răng của trẻ sau này.

Khi trẻ lên khoảng 6 tuổi thì sẽ mọc hàm răng lớn vĩnh viễn đầu tiên. Răng số 6 được ví như chìa khóa khớp cắn của hàm răng, do đó bất cứ sự sai lệch nào cũng đều gây ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng. Hơn nữa việc mọc ngay ngắn của răng số 6 là mục tiêu chính của các hàm giữ khoảng hiện nay. 

Nếu trẻ mất răng sớm thì răng số 6 sẽ di chuyển về phía gần hoặc trước. Lúc đó nó sẽ chiếm chỗ làm mất khoảng của các răng vĩnh viễn khác mọc sau. Gây nên việc chen chúc ở hàm rằng và sự thay đổi giữa răng số 6 trên và dưới tạo nên khớp cắn sai và không ổn định.

Hình ảnh răng số 6
Hình ảnh răng số 6

Tuy nhiên có một số nguyên nhân bác sĩ không làm được hàm giữ khoảng cho trẻ như: trẻ không chịu làm, trẻ bị các bệnh toàn thân,… Trong trường hợp trẻ không chịu làm thì bố mẹ nên động viên, khích lệ tâm lý để cho trẻ yên tâm và biết được việc làm này là cần thiết cho trẻ sau này.

Quá trình làm hàm giữ khoảng diễn ra thế nào?

Khi gắn hàm giữ khoảng răng trụ cạnh vùng mất răng sẽ được gắn những dụng cụ chuyên dụng như: band hoặc chụp thép. Đối với hàm tháo lắp có thể không cần gắn thiết bị nào, hàm răng ngay sau đó sẽ được lấy dấu. Dấu này sẽ gửi xuống xưởng và buổi hẹn tiếp theo khoảng 3 – 5 ngày thì đưa hàm giữ khoảng cho trẻ.

Lưu ý khi cho trẻ đeo hàm giữ khoảng

Đeo hàm giữ khoảng là giải pháp thay thế khi trẻ chưa đủ tuổi trồng răng implant. Tuy nhiên, quá trình đeo dụng cụ giữ khoảng trống có một số lưu ý mà phụ huynh nên biết:

  • Thời gian đầu khi mới sử dụng hàm giữ khoảng sẽ gây một vài bất tiện hoặc khiến trẻ khó chịu. Phụ huynh nên trấn an để trẻ có thể tập quen với việc đeo hàm giữ khoảng này.
  • Đối với hàm giữ khoảng tháo rời được thì thời gian đầu sẽ làm thay đổi phát âm của trẻ khi nói chuyện. Phụ huynh nên theo dõi để giúp trẻ đeo duy trì tốt hơn, tránh tháo ra gắn vào thường xuyên gây ảnh hưởng xấu.
  • Một số trẻ có thói quen ăn kẹo cao su, đồ ăn cứng hoặc thường xuyên xoắn lưỡi, dùng lưỡi tác động vào hàm giữ khoảng. Điều này có thể gây nguy hiểm đến phần lưỡi của trẻ, đồng thời khiến hàm bị lỏng và dễ rơi ra ngoài. Phụ huynh nên thường xuyên nhắc nhở để trẻ tránh các việc làm, hành động gây ảnh hưởng đến hàm.
  • Phụ huynh cần tập thói quen để trẻ đánh răng thường xuyên, làm sạch nướu, bảo vệ hàm tốt hơn.
  • Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu trẻ gặp tình trạng hàm giữ khoảng lỏng, gãy thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám kỹ hơn.

Đeo hàm giữ khoảng là giải pháp thay thế tạm thời khi trẻ bị mất răng quá sớm. Phụ huynh nên lưu ý để bảo vệ răng hàm cho trẻ trong quá trình dùng hàm giữ khoảng.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề trẻ em có trồng răng implant được không. Nếu không may trẻ bị mất răng quá sớm thì các bạn nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để thăm khám tốt hơn. Hãy liên Nha Khoa Cường Nhân để được tư vấn chi tiết hơn khi trẻ bị mất răng sớm hoặc gặp các vấn đề răng miệng khác nhé.

Nha Khoa Cường Nhân