1. Bệnh nha chu là gì ?
– Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ phát triển ổn định trong xương ổ răng, dây chằng và nướu. Tổ chức này giúp cho răng giữ chắc trong xương hàm và bảo vệ răng trước các tác động bên ngoài và tác động của vi khuẩn. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm hoặc mang bệnh, răng sẽ không được bảo vệ tốt, trở nên yếu và có nguy cơ dẫn tới mất răng.
– Nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng.
– Bệnh nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn cơ bản: viêm nướu và viêm nha chu. Viêm nướu là giai đoạn đầu của viêm nha chu, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ được khỏi hẳn, việc điều trị cũng không quá khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển thành viêm nha chu thì lúc này mô liên kết giữa nướu và răng bị phá hủy, xuất hiện túi mủ trên nướu, vi khuẩn có hại tiếp tục làm tổn thương nướu khiến nướu dễ bị hoại tử, nguy cơ mất răng cao.
2. Sự nguy hiểm của bệnh nha chu:
Bệnh nha chu không chỉ là nguyên nhân gây mất răng hàng loạt mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:
– Khả năng mất răng, tiêu xương hàm cao.
– Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
– Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
– Nguy cơ nhiễm trùng huyết.
– Nguy cơ sinh non, sinh trẻ thiếu cân với phụ nữ mang thai.
3. Nguyên nhân của bệnh nha chu:
– Bệnh nha chu diễn tiến rất thầm lặng nên mọi người thường không quan tâm. Vì vậy bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn trễ khi bệnh nhân đã có nhiều biến chứng như hôi miệng, gãy răng, viêm nướu…
– Triệu chứng của bệnh là gây viêm, sưng, nóng, đỏ đau ở vùng nướu bị tổn thương do mảng bám của vi khuẩn và cao răng.
– Biểu hiện ban đầu của bệnh không rõ ràng, nướu sưng to rồi tự xẹp xuống làm bệnh nhân tưởng vết thương ấy tự lành, cứ thế, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy và làm tiêu xương ổ răng.
– Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là vi khuẩn độc hại trong mảng bám vôi răng khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ. Mảng bám tích tụ trên nướu và chân răng gây kích thích nướu, làm nướu viêm đỏ, thiếu săn chắc, sưng, dễ chảy máu. Khi mảng bám chuyển sang giai đoạn tạo thành cao răng bám cứng trên răng thì nướu sẽ bị viêm nặng hơn. Dần dần, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu nặng.
– Bên cạnh đó, có những tác nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và làm bệnh nặng hơn như: thói quen hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, trẻ đang mọc răng, chế độ dinh dưỡng…
4. Biểu hiện của bệnh nha chu:
Nếu răng miệng của bạn có những biểu hiện sau nghĩa là bạn đã mắc bệnh nha chu và cần phải được điều trị ngay:
– Chảy máu khi đánh răng.
– Lợi (nướu) sưng đỏ.
– Lợi (nướu) có mủ.
– Tự chảy máu chân răng mà không vì kích thích nào.
– Cổ răng bị vôi hóa.
– Hơi thở hôi.
– Ăn nhai không bình thường.
– Răng lung lay hoặc thưa ra
Nếu quý khách có câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Nha Khoa Cường Nhân ( Việt Mỹ )
Địa chỉ: 526-528 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline: Bs. Nguyễn Xuân Cường (0983.41.5253) & Bs. Võ Thị Nhân (0978.952.802)
Điện thoại: 0274. 653.6640
Website: www.nhakhoacuongnhan.com & www.chinhnha.com.vn
Trân trọng kính chào, …
- Bọc răng sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục - Tháng Chín 16, 2024
- Đâu là sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ? - Tháng Chín 16, 2024
- “Giải đáp”: Bọc răng sứ có được bảo hiểm y tế chi trả không? - Tháng Chín 16, 2024