Răng Implant có cấu tạo ra sao? Hiện nay có các loại trụ Implant nào phổ biến nhất? Cách bảo quản răng giả Implant hiệu quả là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Nha Khoa Cường Nhân để hiểu hơn về phương pháp cấy ghép implant nhé!
Nội dung bài viết
Cấu tạo chung của các loại trụ Implant
Răng Implant được cấu tạo từ 3 thành phần chính: Trụ Titanium, khớp nối Abutment và Mão răng sứ. Trong quá trình trồng răng Implant, trụ Titanium sẽ được cấy vào bên trong xương hàm tại chỗ răng bị trống nhằm thay thế cho phần chân răng thật. Sau đó, khớp nối Abutment và mão răng sứ sẽ lần lượt được gắn lên phần trụ Titanium.
Trụ Titanium
Còn được gọi là trụ Implant, có cấu tạo bên ngoài giống hệt với cấu trúc chân răng, có hình trụ hoặc thuôn dần như đinh ốc, bề mặt trụ có các vòng xoắn xuôi chiều, được xử lý bằng công nghệ xử lý bề mặt đến từ các nhà sản xuất khác nhau sao cho tế bào xương tích hợp tối đa với bề mặt trụ Implant nhanh chóng và chắc chắn nhất có thể.
Cấy ghép trụ Implant được dựa trên cơ sở tích hợp xương, trong đó trụ có cấu tạo từ vật liệu Titanium tạo những liên kết chắc và hòa làm một thể với xương hàm.
Khớp nối Abutment
Khớp nối Abutment Implant là một chốt được làm từ kim loại có hình trụ và hai đầu. Đầu dưới được thiết kế chặt chẽ, liên kết với trụ Implant còn đầu trên được thiết kế như một lỗ của ống vít để gắn chặt trụ vào miệng Implant.
Chỉ khi có sự tích hợp xương thành công giữa bề mặt ngoài của răng Implant và xương hàm thì khớp nối Abutment mới được tính là gắn cố định, gắn chắc chắn vào trụ Implant. Khớp nối sẽ có tác dụng là nâng đỡ mão răng hay cầu răng sứ, giống như một chiếc cùi răng.
Mão răng sứ
Mão răng sứ là thân răng giả làm từ sứ, có lõi rỗng ở bên trong để úp lên trên vít Abutment sát khít. Thân răng này có hình dáng, màu sắc và kích thước y hệt phần răng thật. Thân răng có cấu tạo từ kim loại hoặc sườn bằng tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Gắn thân răng và vít Abutment sẽ là giai đoạn cuối cùng của quá trình trồng răng Implant.
Top 3 dòng trụ Implant phổ biến nhất trong các loại trụ Implant
Nha Khoa Cường Nhân xin gửi tới quý khách các loại trụ Implant phổ biến nhất năm 2023:
Implant Straumann
Dòng trụ Implant Straumann là sản phẩm của Tập đoàn Straumann (Basel – Thụy Sỹ), là loại trụ dẫn đầu trong các loại trụ hiện nay. Loại trụ này được đánh giá cao về cả chất lượng lẫn thời gian phục hình nhờ vào những ưu điểm:
- Cấu tạo từ Titanium 100%, lành tính và an toàn đối với sức khỏe
- Implant Straumann là trụ răng có thiết kế nhỏ gọn nhất hiện tại nhưng độ bền thì lại hơn rất nhiều trụ khác. Do đó, quá trình ghép trụ vào xương diễn ra vô cùng nhanh chóng
- Kích thước nhỏ nên trụ Implant Straumann thường không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
- Bảo vệ xương hàm hiệu quả và hạn chế kĩ thuật ghép xương đối với trường hợp hàm không đủ tiêu chuẩn
Implant Nobel Biocare
Là sản phẩm đến từ Công ty Implant Nobel, một nơi chuyên sản xuất trụ Implant và các sản phẩm kèm theo như: cầu răng, mão sứ, vít Abutment, … Trong số các sản phẩm, Implant Nobel Biocare là được đánh giá cao nhất nhờ vào các ưu điểm như: khả năng tích hợp vào xương hàm nhanh chóng, quá trình điều trị ngắn, lại có tuổi thọ lâu dài nếu như được bảo quản kĩ càng.
Implant Dio Hàn Quốc
Implant Dio Hàn Quốc được sản xuất bởi công ty Dio Implant, là một công ty toàn cầu có mạng lưới phân phối khắp 70 quốc gia. Implant Dio Hàn Quốc được đánh giá khá cao về chất lượng cũng như độ bền. Bên cạnh đó còn là các ưu điểm nổi trội như khả năng tích hợp, tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai chắc chắn và tuổi thọ vĩnh viễn.
Những cách bảo quản các loại trụ Implant được bền lâu
Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể chăm sóc sau khi trồng răng Implant để răng có thể sử dụng lâu nhất:
- Tránh va chạm mạnh
- Không nên ăn đồ ăn cứng, dai hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường
- Chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi bữa ăn
- Vệ sinh răng miệng kĩ càng sau mỗi bữa ăn
Bài viết sau tổng hợp những thông tin về các loại trụ Implant, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Nha khoa Cường Nhân qua:
- Địa chỉ: 526-528 ĐL Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
- Điện thoại: 0274.6536.640
- Hotline: 0983.41.5253
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024
- Cần làm gì khi phát hiện sâu răng ở trẻ ? – Nha Khoa Cường Nhân - Tháng Mười Một 18, 2024
- [Răng bị sâu ăn mòn hết phải làm sao] – Giải đáp - Tháng Mười Một 11, 2024