Niềng răng được xem là giải pháp hoàn hảo để điều chỉnh các khiếm khuyết về răng. Trước khi quyết định niềng răng chỉnh nha bạn nên tìm hiểu trước về phương pháp này. Đầu tiên Nha Khoa Cường Nhân cùng bạn tìm hiểu niềng răng là gì? Hiện nay có các loại niềng nào và niềng răng sẽ mang đến những công dụng nào cho bạn?
Nội dung bài viết
Niềng răng là gì?
Niềng răng trở thành cụm từ quen thuộc và trở thành dịch vụ nha khoa giúp hàng triệu người cải thiện thẩm mỹ và diện mạo của răng miệng giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp. Vậy cụ thể niềng răng là gì?
Khái niệm
Niềng răng là phương pháp chuyên dụng giúp khắc phục các tình trạng răng khập khểnh, răng hô, răng móm, các vấn đề về răng mọc lệch, hở lợi. Chỉnh nha bằng phương pháp dùng khí cụ nha khoa để di chuyển răng về đúng vị trí trên khung hàm răng. Từ đó mang đến sự hài hòa, cân đối lại khuôn mặt, cải thiện chức năng nhai và sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Các loại niềng răng
– Niềng răng trong suốt Invisalign:
- Phương pháp niềng răng thẩm mỹ hiện đại không cần đến mắc cài, thay vào đó là sử dụng các khay niềng răng trong suốt cao cấp và an toàn để giúp răng di chuyển đến đúng vị trí trên hàm. Ưu điểm của phương pháp này là thiết kế vừa khít với răng, dễ dàng tháo lắp để làm sạch và ăn uống, đặc biệt không gây hại đến nướu răng.
- Tuy nhiên phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign cần người niềng phải đeo niềng đủ 22 tiếng trong ngày để đạt hiệu quả niềng răng tối đa. Bên cạnh đó phương pháp này có chi phí cao hơn các loại niềng khác rất nhiều và không áp dụng được trong một số trường hợp phức tạp.
– Niềng răng mắc cài kim loại:
- Đây là phương pháp niềng răng lâu đời và được công nhận mang đến hiệu quả rõ rệt sau khi tháo niềng. Mắc cài kim loại chuyên dụng được làm từ hợp kim không gỉ cao cấp Niken – Titanium.
- Hiện nay có 2 loại mắc cài đó là mắc cài truyền thống và mắc cài tự động. Mắc cài truyền thống cần kết hợp với các dây cung giúp cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun chuyên dụng buộc cố định. Đối với mắc cài tự động thì được thiết kế với nắp trượt tự động giúp dây cung được giữ và trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp giảm ma sát và thời gian niềng răng.
– Niềng răng mắc cài sứ:
- Phương pháp này được đánh giá là hoàn toàn giống như sử dụng mắc cài kim loại. Điều khác biệt nằm ở chỗ mắc cài được sử dụng bằng chất liệu sứ cao cấp, tại đây màu của mắc cài sứ sẽ trùng với màu của răng.
- Đây là phương pháp niềng răng có tính thẩm mỹ cao, mắc cài sứ ổn định và mang đến hiệu quả nhanh chóng, chất liệu an toàn cho sức khỏe răng miệng và cơ thể của người sử dụng. Tuy nhiên chi phí của loại niềng này cũng cao hơn mắc cài kim loại và phải sử dụng cẩn thận hơn để tránh tình trạng vỡ mắc cài.
Công dụng của niềng răng
- Điều chỉnh khớp cắn, tính thẩm mỹ cao: Đây là phương pháp điều chỉnh các vấn đề răng miệng như, răng khấp khểnh, răng hô, răng móm,.. Qua đó giúp răng được về đúng vị trí của mình trên cung hàm, mang đến khuôn cười đều đặn.
- Cải thiện chức năng nhai thức ăn: Răng mọc lệch, răng hô hoặc móm ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng, cản trở việc nghiền thức ăn. Chính vì thế khi răng được niềng đều lại cũng khắc phục được vấn đề răng miệng này.
- Hạn chế các bệnh lý răng miệng: Răng mọc lệch khiến việc chăm sóc răng cũng như chải răng hằng ngày gặp khó khăn. Từ đó răng sẽ dễ tích tụ các mảng bám và vi khuẩn gây hại cho răng. Việc niềng răng sẽ giúp răng không còn xô lệch và thẳng hàng. Giúp kéo các khe hở hoặc các khoảng trống do mất răng để lại. Vì thế mà việc chăm sóc răng miệng hằng ngày cũng được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn, bảo vệ răng, phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng.
- Thay đổi diện mạo khuôn mặt: khi răng về đúng vị trí và đều hàng khắc phục được sự sai lệch của khớp cắn, Cải thiện tình trạng mặt bị lệch do răng.
Niềng răng kiêng ăn gì?
Sau khi tìm hiểu niềng răng là gì chúng ta cũng nên biết một số thông tin về chế độ ăn uống để giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vậy các loại thức ăn nên ăn và không nên ăn sau khi niềng răng:
Đối với người mới niềng răng nên kiêng ăn gì?
- Kem, đồ lạnh, nước đá, các loại thức ăn lạnh
- Thịt tảng, thức ăn cứng
- Thức ăn có vị cay nóng
- Các loại hoa quả cứng.
- Các loại kẹo dẻo, kẹo cứng
- Bánh quy, khoai tây chiên, bắp rang
- Các loại thức uống có gas, có đường
- Các loại thức ăn giòn, tạo nhiều mảnh vụn
Thực đơn cho người niềng răng
- Các loại thức ăn lỏng chẳng hạn như: cháo, súp, thức ăn nghiền, nước ép trái cây, các loại sữa
- Các loại thức ăn mềm như phô mai, bơ, sữa chua,…
- Các loại thức ăn nhiều chất dinh dưỡng như thịt viên, thịt xay, thịt được hầm mềm,…
- Các loại vitamin như vitamin D, rau xanh, các thực phẩm giàu chất xơ
- Các loại trái cây như chuối, cam, bưởi
Kết luận
Thông thường quá trình niềng răng diễn ra từ 1 năm rưỡi đến 2 năm thậm chí có thể lên đến 5 năm tùy vào tình trạng răng cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt của mỗi người. Để biết được tình trạng răng của mình mất bao nhiêu thời gian mới có thể sở hữu khuôn cười đẹp thì các bạn nên đến phòng khám để được nha sĩ tư vấn chi tiết nhé!
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024
- Cần làm gì khi phát hiện sâu răng ở trẻ ? – Nha Khoa Cường Nhân - Tháng Mười Một 18, 2024
- [Răng bị sâu ăn mòn hết phải làm sao] – Giải đáp - Tháng Mười Một 11, 2024