Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? niềng răng là phương pháp chỉnh hình nha khoa, không những thế còn cải thiện xương hàm, xương mặt, giúp cải thiện thẩm mỹ. Bài viết sau Nha Khoa Cường Nhân sẽ cung cấp một số thông tin bổ ích về niềng răng, giúp quý khách giảm đau trong quá trình niềng răng chỉnh nha.
Nội dung bài viết
Niềng răng có đau không?
Niềng răng là thuật ngữ rất phổ biến trong nha khoa, giúp chỉnh lại răng bằng những khí cụ nha khoa chuyên dụng, giúp cải thiện hàm răng của bạn thêm phần cân đối và đều đặn. Quá trình niềng răng có thể kéo dài từ 1 – 3 năm, nếu như bị nặng thì có thể lâu hơn tùy theo cơ địa, mức độ lệch của răng và kế hoạch chỉnh nha được tư vấn bởi bác sĩ.
Trong quá trình niềng răng, dây cung và mắc cài sẽ tạo áp lực lên răng để dịch chuyển, khiến răng trở nên đau nhức, ê buốt. Cảm giác này thường sẽ gặp ở vài ngày đầu tiên, dần dần răng sẽ quen với lực kéo và sau đó bạn sẽ cảm thấy bình thường với sự hiện diện của mắc cài và lực kéo.
Nếu như bạn niềng răng không phải vì mục đích cải thiện răng mọc ngầm thì vùng xương hàm, nướu của bạn sẽ không bị mắc cài kim loại can thiệp vào. Từ đó, bạn sẽ không gặp phải cảm giác đau buốt khi niềng răng mà cũng không bị áp lực phải có một hàm răng đều đẹp.
Nếu như bạn bị đau nhức kinh khủng khi niềng răng, bạn có thể đã gặp phải một địa chỉ nha khoa không chất lượng. Hoặc do công nghệ niềng răng chưa đủ hiện đại, dây cung không phù hợp khiến răng bị áp lực mạnh. Từ đó dẫn đến bệnh nhân bị đau nhức, khó chịu ở răng.
Do đó, bạn có thể tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín, sở hữu những trang thiết bị máy móc hiện đại. Khi đó, phương pháp niềng răng sẽ đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế đau buốt răng tối đa mà vẫn đảm bảo chất lượng niềng răng của bạn.
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Khí cụ nha khoa sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức ở những ngày đầu tiên niềng răng. Ở mỗi giai đoạn, cảm giác đau nó cũng sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:
Giai đoạn điều trị tổng quát
Trong giai đoạn điều trị tổng quát, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, điều trị các bệnh lý về răng miệng như: viêm tủy, viêm nướu răng, sâu răng, … Nếu trường hợp tùy răng bị tổn thương, khiến vết thương bị viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy ngay lập tức để hạn chế mưng mủ, hoại tử tùy. Dẫn đến ảnh hưởng tới vùng xương hàm, khiến quá trình niềng răng hiệu quả hơn.
Chữa tủy khá đau nên bệnh nhân cần có ý thức giữ vệ sinh răng thật tốt, tránh chỗ răng sâu bị viêm nhiễm hây viêm tủy, hư tủy.
Giai đoạn tách kẽ
Đây có lẽ là giai đoạn mà bạn phải chịu những cơn đau nhức nhiều nhất. Cụ thể, gắn chun tách kẽ là bước đầu để gắn mắc cài vào niềng răng. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ bắt đầu đặt các dây thun tách kẽ răng khoảng 2mm vào kẽ hở của răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển khi niềng. Thun tách kẽ sẽ được đặt trong khoảng 5 – 7 ngày cho đến khi chỗ thưa trống xuất hiện, giúp bác sĩ gắn khâu vào răng cối dễ dàng hơn.
Sau khi được đặt thun tách kẽ, bạn sẽ thấy phần răng bị cộm lên vô cùng khó chịu, có những cảm giác ê răng, đau buốt khi nhai. Cảm giác như bị vướng thức ăn vào vị trí đặt thun tách kẽ. Sau khoảng vài ngày, cảm giác đau sẽ thuyên giảm dần.
Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung
Khi gắn mắc cài, dây cung sẽ tạo một lực kéo để răng di chuyển về đúng vị trí. Khi các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa kịp thích ứng thì khách hàng sẽ cảm thấy vướng víu, bị ê buốt và tê nhức khi nhai hoặc giao tiếp. Nguyên nhân là do dây cung bắt đầu tác dụng lực lên răng sau khi gắn mắc cài, do chưa thích nghi được với lực kéo nên sẽ bị đau vào những ngày đầu tiên. Sau một vài tuần làm quen, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài không còn quá khó khăn, việc ăn nhai và giao tiếp cũng sẽ thoải mái hơn.
Giai đoạn nhổ răng
Giai đoạn nhổ răng khiến rất nhiều người thấy bị “ám ảnh” vì mức độ đau kinh khủng mà nó mang lại. Tuy nhiên, nếu như bạn quen được nó sẽ không bị đau khủng khiếp như những lời đồn. Cảm giác này hoàn toàn nằm trong ngưỡng có thể chịu đau của con người, bạn có thể uống thêm một số loại thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau trong giai đoạn nhổ răng.
Di chuyển răng
Khi tới quá trình chỉnh nha, bạn cần phải thăm khám bác sĩ thường xuyên từ khoảng 4 đến 6 tuần 1 lần để kiểm tra, thay dây cung và tăng lực di chuyển răng. Do đó cảm giác ê buốt, khó chịu ở răng là rất bình thường sau mỗi lần kiểm tra ở nha sĩ.
Cách giảm đau khi niềng răng
Sau đây là một số phương pháp giảm đau sau khi niềng răng mà bạn nên biết:
Dùng sáp chỉnh nha bảo vệ mô
Bạn nên dùng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần có thể gây tổn thương cho các mô trong khuôn miệng nhằm hạn chế tối đa tình trạng cọ xát giữa các mắc cài môi, miệng, lợi, …
Ăn thức ăn mềm, lỏng
Niềng răng sẽ khiến răng của bạn bị siết chặt nhiều hơn, khiến răng đau nhức, ê buốt. Nếu như ăn các đồ ăn dai, cứng sẽ khiến răng đau đớn và khó chịu, do đó hãy lựa chọn những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa.
Súc miệng bằng nước muối sát khuẩn
Hiện tượng xuất hiện các vết loét do cọ xát với mắc cài sẽ khiến bạn bị nhiệt ở má, gây ra đau đớn. Để giảm đau, bạn có thể sát trùng miệng bằng nước muối loãng và khiến răng sạch hơn.
Dùng túi chườm đá, đồ uống hoặc thực phẩm lạnh
Để giảm đau, bạn có thể dùng các chất làm lạnh để hạn chế cảm giác ê buốt, đau nhức sau khi niềng răng. Ngoài ra, bạn có thể dùng các đồ uống lạnh để dễ chịu hơn.
Kết luận
Khi niềng răng, răng bị ê buốt, đau nhức không phải là một vấn đề quá xa lạ đối với các bệnh nhân. Nếu như bạn cảm thấy khó chịu, đau buốt thì các khí cụ nha khoa đang phát huy hiệu quả trong việc chỉnh nha, giúp răng của bạn trở nên đều đặn, thẩm mỹ hơn.
Hơn nữa, những cơn đau sẽ có thể khắc phục bằng một số mẹo giảm đau vô cùng hiệu quả, giúp quý khách dễ chịu hơn trong quá trình niềng răng. Đặc biệt, Nha khoa Cường Nhân là một trong những cơ sở nha khoa chuyên sâu trong việc cung cấp các khí cụ nha khoa hiện đại, trang thiết bị tân tiến, đa dạng, hạn chế tối đa những cơn đau nhức khi bạn niềng răng. Chúng tôi còn sở hữu đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, thân thiện, mang lại trải nghiệm dễ chịu cho quý khách trong quá trình niềng răng.
Bài viết sau cung cấp một số thông tin hỗ trợ giảm đau buốt khi niềng răng, nếu còn thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Địa chỉ: 526-528 ĐL Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
- Điện thoại: 0274.6536.640
- Hotline: 0983.41.5253
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024
- Cần làm gì khi phát hiện sâu răng ở trẻ ? – Nha Khoa Cường Nhân - Tháng Mười Một 18, 2024
- [Răng bị sâu ăn mòn hết phải làm sao] – Giải đáp - Tháng Mười Một 11, 2024