Niềng răng là một phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng bị kém thẩm mỹ, giúp cho chúng ta có được một hàm răng đều và đẹp hơn. Vậy khi tháo vít niềng răng có đau không? Thời gian gắn, duy trì và tháo vít niềng là bao lâu? Đây có lẽ chính là thắc mắc chung của rất nhiều người có ý định hoặc đang niềng răng. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin về việc tháo vít niềng răng.
Nội dung bài viết
Tháo vít niềng răng có đau không?
Tháo vít răng có đau không? Thông thường, việc tháo vít niềng sẽ không bị đau do có sự hỗ trợ của loại thuốc gây tê và hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bạn vẫn có thể sinh hoạt được bình thường khi đã tháo vít niềng răng và không ảnh hưởng gì.
Khi đã hết thuốc tê, chúng ta có thể sẽ cảm thấy đau. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ tùy theo cơ địa của từng người và tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ. Bác sĩ có tay nghề cao, chuyên nghiệp sẽ giúp chúng ta giảm bớt được cảm giác đau.
Nếu như chúng ta tháo niềng tại những cơ sở không được uy tín thì khi tháo vít niềng vẫn có khả năng bị đau do tay nghề của bác sĩ còn kém, máy móc, cơ sở vật chất vẫn còn lạc hậu. Do đó, chúng ta cần tìm kiếm và chọn những cơ sở, phòng khám uy tín ngay từ lúc đầu.
Nếu xương hàm bạn xốp và mềm sẽ ít bị đau hơn những người sở hữu khung xương hàm cứng. Bác sĩ tại Nha Khoa Cường Nhân sẽ kê thuốc giảm đau và chống viêm khi bắt vít. Vì vậy, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn.
Thời gian gắn, duy trì và tháo vít niềng răng là bao lâu?
Niềng răng bao lâu thì được tháo? Thời gian cắm vít niềng của mỗi người thường có sự khác nhau và được chỉ định từ bác sĩ. Bình thường một ca niềng sẽ mất tầm khoảng từ 18 – 36 tháng. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ bởi vít cắm sẽ có thể rút ngắn thời gian chỉ còn từ 1 – 2 năm. Sau khoảng từ 3 – 6 tháng khi gắn vít răng, dựa vào mức độ lệch của khớp cắn, tình trạng của răng, bác sĩ sẽ thực hiện cắm vít để hỗ trợ cho việc chỉnh nha.
Việc tháo vít niềng khỏi xương hàm được thực hiện khá nhanh chóng. Thông thường, để tháo xong một vít thì cần mất khoảng tầm từ 5 – 10 phút. Khoảng thời gian này chưa tính đến thời gian khâu thăm khám, việc gây tê, chờ thuốc tê phát huy hiệu quả và vệ sinh răng miệng. Để tháo vít khỏi xương hàm không làm mất quá nhiều thời gian.
Trường hợp nào cần cắm vít niềng răng?
– Răng hô nặng: Trong trường hợp này thì cần cắm vít nhằm hỗ trợ cho việc di chuyển răng về đúng vị trí tốt và nhanh hơn. Hệ thống mắc cài cùng với vít nẹp răng, dây cung có thể tạo ra lực kéo lớn để giúp khắc phục những khuyết điểm ở trên răng và khớp cắn hiệu quả.
– Cười hở lợi: Đối với trường hợp này thì phương pháp cắm vít nẹp sẽ có thể làm lún răng lại, giúp khắc phục được tình trạng cười bị hở lợi. Từ đó, chúng ta có thể sở hữu được nụ cười rạng ngời, tự tin và đúng với mong muốn hơn.
– Cung hàm cứng: Những người niềng răng trong giai đoạn mà xương hàm phát triển hết và ổn định thì răng di chuyển khó hơn nhiều bởi vì xương bị cứng và đau nhức nhiều hơn. Khi cung hàm cứng thì cần cắm vít nhằm hỗ trợ răng di chuyển, dàn đều và đẹp. Khi cắm vít xong thì lực kéo sẽ mạnh hơn, tốc độ di chuyển của răng tăng lên, rút ngắn thời gian chỉnh nha hơn.
– Bị mất răng: Khi bị mất răng, đặc biệt là chiếc răng số 6 thì cần cắm vít nhằm tăng lực đẩy. Trong trường hợp răng số 6 bị mất thì việc cắm vít được thực hiện nhằm dựng trục, tránh tình trạng những răng khác bị xô lệch, nghiêng vì mất điểm tựa. Việc bị mất răng sẽ để lại khoảng trống ở trên cung hàm, làm giảm sút chức năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ. Việc cắm vít sẽ giúp đẩy răng dàn đều, làm đầy khoảng trống trên cung hàm.
– Trường hợp phải nhổ răng số 4,5: Trường hợp này cần cắm vít niềng răng nhằm mục đích đóng khoảng. Việc cắm vít còn được dùng trong trường hợp di xa toàn hàm nghĩa là không nhổ răng, tận dụng khoảng trống ở vị trí cuối hàm hoặc có thể thay đổi mặt phẳng cắn để tạo hiệu quả di chuyển.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi tháo vít niềng răng có đau không?. Trong quá trình niềng răng, khi gặp bất cứ vướng mắc nào chúng ta cũng cần nên tham khảo ý kiến và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, việc tìm kiếm và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín cũng là một vấn đề hết sức quan trọng cần lưu ý.
- Trường hợp bé 1 tuổi bị sâu răng cần phải làm gì ? - Tháng Mười Một 25, 2024
- Bí quyết giảm răng sâu đau nhức ngay tại nhà - Tháng Mười Một 25, 2024
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024