Niềng răng không phải là thuật ngữ quá xa lạ đối với những người hiện nay nhờ vào hiệu quả chỉnh nha và cải thiện thẩm mỹ mà phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, nhiều người có thể vô tình nuốt phải niềng răng trong quá trình niềng mà không lường trước được. Bài viết sau Nha Khoa Cường Nhân sẽ cung cấp thông tin về cách xử lý khi nuốt niềng răng vào bụng, đừng bỏ lỡ nhé.
Nội dung bài viết
Nuốt niềng răng vào bụng nguy hiểm không?
Mắc cài làm từ các hợp kim không gỉ như niken, titanium, … cho nên nếu như bạn lỡ nuốt phải niềng răng vào bụng thì sẽ rất nguy hiểm, người bệnh sẽ gặp phải một số tình trạng như sau.
Gây rách da bên trong
Mắc cài được làm từ kim loại, do đó có một độ sắc nhọn nhất định. Nếu như bạn lỡ nuốt phải niềng răng, độ cứng và nhọn của mắc cài sẽ khiến cho phần da vùng khoang miệng, vòm họng và cổ họng bị rách da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Gây hại cho dạ dày
Khí cụ mắc cài có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao nên khá cứng và thô, nếu vô tình nuốt phải mắc cài niềng răng thì sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Khi xuống khoang dạ dày, các thành dạ dày sẽ co bóp, cố tiêu hóa mắc cài nhưng không thể, gây ra các vết thương hở lên bề mặt dạ dày.
Khiến ruột bị tổn thương
Khi mắc cài rơi vào dạ dày, dạ dày chứa thức ăn và các sóng nhu động yếu của dạ dày sẽ được xáo trộn với thức ăn. Từ đó gây tổn thương lên dạ dày và ruột vì mắc cài rất cứng và sắc.
Ảnh hưởng thời gian niềng răng
Nếu như mắc cài rơi vào khoang bụng mà không phát hiện sớm thì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới thời gian niềng răng. Việc bung sút mắc cài sẽ khiến lực kéo răng bị kém đi, dẫn tới việc thời gian niềng răng bị kéo dài.
Các trường hợp nuốt niềng răng vào bụng thường gặp
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, nếu như bạn vô tình rơi mắc cài vào bụng. Sau đây là một số trường hợp nuốt niềng răng vào bụng mà bạn không thể ngờ tới, hãy theo dõi nhé.
Do ăn thực phẩm cứng, dai
Sau khi dần làm quen với hệ thống mắc cài và dây cung trong khoang miệng, người bệnh sẽ dễ quay lại thói quen ăn uống cũ sẽ khiến bạn gặp tình trạng ăn thức ăn quá cứng hoặc dai, gây bung sút mắc cài. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn nuốt phải mắc cài niềng răng, do đó bạn phải đặc biệt chú ý khi ăn.
Chải răng mạnh tay
Keo y khoa có trách nhiệm gắn mắc cài thật chặt vào răng, do đó việc mắc cài bị lỏng không dễ. Nhưng nếu tác động vật lý như chải răng mạnh tay hằng ngày sẽ khiến mắc cài bị lung lay. Nếu như bạn không nhận thức sớm được việc này thì sẽ khiến mắc cài bị bung ra khỏi khung niềng.
Gắn mắc cài lỏng
Niềng răng là một phương pháp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Nếu như bạn gặp phải nha sĩ thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến mắc cài được gắn không được chắc chắn, chỉ cần tác động nhẹ từ bên ngoài cũng sẽ khiến mắc cài bị bung.
Nên xử lý như thế nào khi nuốt niềng răng vào bụng?
Nếu như gặp phải trường hợp nuốt mắc cài niềng răng vào bụng, bạn cần phải chuẩn bị sẵn các kỹ năng xử lý để ngăn những tổn thương lên răng và nướu. Đầu tiên là đừng hoảng loạn, nếu như mắc cài rơi ra hãy làm sạch và cất để mang tới buổi hẹn nha khoa khác.
Nếu mắc cài làm tổn thương nướu hoặc các mô mềm, hãy dùng sáp chỉnh nha, hay còn là sáp nha khoa để bảo vệ má và nướu khỏi các mảnh kim loại sắc nhọn bị rơi ra khi mắc cài niềng răng bị bung. Sáp chỉnh nha sẽ có chức năng bảo vệ các mô mềm tạm thời trong khoang miệng cho tới khi bạn có hẹn tại phòng khám Nha khoa lần tiếp theo.
Lưu ý để tránh tình trạng nuốt niềng răng vào bụng
Hãy “ghi sổ” những điều sau để không nuốt phải niềng răng vào bụng nhé:
– Đánh răng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh đánh mạnh tay tác động mạnh lên răng, giữ được mắc cài và hàm răng vững chắc hơn.
– Hạn chế ăn cái loại thức ăn chứa axit cao như chanh, cam, quất, …
– Không nên ăn các thực phẩm cứng, dẻo, dai hoặc đồ ăn khô như kẹo dẻo hay cao su, vì những loại thức ăn này sẽ dính lên mắc cài, làm rơi mất mắc cài dính keo lên bề mặt răng.
Kết luận
Bài viết sau tổng hợp những thông tin về nguyên nhân và cách giải quyết khi nuốt niềng răng vào bụng, nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Nha Khoa Cường Nhân chúng tôi qua:
- Địa chỉ: 526-528 ĐL Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
- Điện thoại: 0274.6536.640
- Hotline: 0983.41.5253
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024
- Cần làm gì khi phát hiện sâu răng ở trẻ ? – Nha Khoa Cường Nhân - Tháng Mười Một 18, 2024
- [Răng bị sâu ăn mòn hết phải làm sao] – Giải đáp - Tháng Mười Một 11, 2024