Khi niềng răng sẽ có trường hợp được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện gắn thêm lò xo để hỗ trợ răng trong quá trình niềng. Vậy lò xò niềng răng là gì? Có mấy loại lò xo và những lưu ý quan trọng khi đeo lò xo? Hãy cùng Nha Khoa Cường Nhân đi tìm hiểu về loại lò xò này nhé!
Nội dung bài viết
Lò xo niềng răng là gì?
Đây là loại khí cụ chuyên dùng trong chỉnh nha với thiết kế nhiều vòng tròn tiếp nối nhau, lò xò được làm từ thép không gỉ nên rất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Để phát huy công dụng tối đa, người ta thường chế tạo lò xo trong niềng răng với kích thước rất nhỏ. Với mục đích đưa khí cụ này vào trong khoang miệng và hỗ trợ trong quá trình niềng răng.
Đồng thời, lò xo cần có độ đàn hồi tốt để có thể kéo khoảng trống giữa các kẽ răng lại với nhau mà không gây cản trở cho hoạt động của hàm. Trong khoảng thời gian đầu đeo lò xo, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức bởi khí cụ này làm tăng lực tác động lên răng. Đây là một dấu hiệu cho thấy kỹ thuật gắn lò xo hiệu quả và giúp tối ưu thời gian chỉnh nha.
Các loại lò xo trong niềng răng và vai trò cụ thể
Lò xo kéo
Đây là loại lò xo được sử dụng để lấp đầy những khoảng trống do phần răng bị hở hoặc do nhổ răng. Bác sĩ sẽ tiến hành lắp đặt lò xo vào 2 răng cách nhau. Sau khi sử dụng thời gian, khoảng cách giữa 2 răng thưa sẽ được kéo lại gần nhau, đóng lại khoảng trống trên cung hàm.
Lò xo đẩy
Lò xo đẩy trong niềng răng có tác dụng nới rộng khoảng trống giữa các răng, giúp răng có thêm không gian để dịch chuyển.
Đầu tiên bác sĩ sẽ nén lò xo lại và đặt ở giữa răng cần nới rộng khoảng cách. Khi nhìn gần, bạn sẽ thấy lò xo đẩy giống với các loại lò xo thông thường. Để tăng hiệu quả niềng răng, bác sĩ sẽ buộc một đầu lò xo vào thân răng. Sau khoảng thời gian, hai răng được đặt lò xo dần dịch chuyển cách xa nhau, tạo khoảng trống giữa các răng.
Lò xo duy trì
Lò xo niềng răng duy trì là khí cụ dùng để duy trì khoảng cách giữa các răng, không kéo gần lại và cũng không đẩy răng đi ra xa. Loại lò xo này thường được sử dụng với trường hợp cần giữ khoảng hở giữa các răng, đặc biệt là khi mới nhổ răng để chỉnh nha.
Thời gian đeo lò xo niềng răng là bao lâu?
Bạn cần đeo trong khoảng thời gian 4 đến 8 tháng để đặt được hiệu quả chỉnh nha đúng như mong muốn. Tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi tùy theo vào thể trạng và tình trạng răng bị lệch khác nhau ở mỗi người.
Dù đeo lò xo trong niềng răng thời gian khá dài, nhưng bạn không gặp quá nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vì lò niềng được thiết kế chắc chắn, không dễ bị bung tuột và phù hợp với kích thước của từng răng nên không gây cộm quá mức.
Lưu ý quan trọng khi đeo lò xò trong niềng răng
Vấn đề vệ sinh răng miệng
Trong thời gian niềng, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ ngày để loại bỏ cặn thừa của thức ăn. Việc làm này giúp hạn chế tình trạng tích tụ mảng bám xung quanh răng cũng như dính trên mắc cài.
Khi đánh răng, hãy sử dụng bàn chải có lông mềm để không ảnh hưởng đến phần mô mềm trong khoang miệng hoặc làm biến dạng khí cụ chỉnh nha. Lưu ý dùng lực nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị bung rớt mắc cài khi niềng răng.
Ngoài ra, bác sĩ khuyên dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Đây là dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng ở những vị trí khuất sâu, khó vệ sinh.
Chế độ ăn uống
Ở những ngày đầu tiên khi niềng răng, bạn thường cảm thấy đau nhức nên hãy ưu tiên dùng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, sinh tố, phô mai,…
Lưu ý không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai như xương, bánh dày, thịt bò, gà,…để tránh làm biến dạng mắc cài và lò xo trong niềng răng. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các thức ăn cay nóng trong quá trình niềng.
Một số lưu ý khác
Khi đeo lò xo dùng để niềng răng, ngoài lưu ý về cách chăm sóc răng miệng và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bạn cần quan tâm đến các điều sau đây:
- Không mở miệng quá rộng khi nói chuyện hoặc nhau để không làm biến dạng lò xo
- Không tự ý tháo lắp lò xo khi không có bác sĩ hỗ trợ. Vì nếu thao tác sai lệch có thể làm ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng.
- Trong thời gian đeo lò xo, nếu bạn thấy xuất hiện tình trạng đau nhức và chảy máu kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, chữa trị kịp thời.
- Tuân thủ lịch khám đúng định kỳ để bác sĩ kiểm tra.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin mà Nha Khoa Cường Nhân vừa cung cấp đến bạn. Nếu bạn còn có thắc mắc gì cần tư vấn thêm về vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024
- Cần làm gì khi phát hiện sâu răng ở trẻ ? – Nha Khoa Cường Nhân - Tháng Mười Một 18, 2024
- [Răng bị sâu ăn mòn hết phải làm sao] – Giải đáp - Tháng Mười Một 11, 2024