Lợi trùm khi niềng răng là bệnh lý răng miệng có thể xuất hiện ở nhiều người, là vấn đề thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hãy cùng Nha Khoa Cường Nhân tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi bị viêm lợi trùm khi niềng răng nhé!
Nội dung bài viết
Lợi trùm khi niềng răng là gì?
Lợi trùm được hiểu là phần lợi trùm lên phía trên của bề mặt răng chưa mọc. Phần lợi này có thể che phủ hoặc che một phần răng. Khi răng mọc lên, phần lợi sẽ tiêu biến để răng phát triển như bình thường. Tuy nhiên nhiều trường hợp răng đến tuổi mọc nhưng phần lợi vẫn che phủ và kìm hãm sự phát triển chân răng. Điều này làm cho người bệnh đau đớn và khó chịu. Sau khi răng mọc, phần lợi sẽ được đẩy lên tạo ra khoảng trống dưới lợi và lợi sẽ rất dễ bị sưng, viêm nếu không vệ sinh hợp lý. Trường hợp trên được gọi là viêm lợi trùm khi niềng răng.
Nguyên nhân niềng răng bị lợi trùm
Do vệ sinh răng miệng sai cách
Khi niềng răng, bạn sẽ đeo thêm hệ thống khí cụ chỉnh nha trong miệng. Điều này làm cho quá trình ăn sẽ dính vào mắc cài, dây thun và dây cung niềng răng rất khó để vệ sinh. Nếu bạn vệ sinh răng miệng sai cách, lâu ngày sẽ tích tụ mảng bám vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ tấn công vào mô nướu gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Do sai kỹ thuật niềng
Nếu không được hỗ trợ, thăm khám từ bác sĩ có kinh nghiệm và cơ sở chuyên khoa uy tín thì quá trình chỉnh nha có thể gặp nhiều rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể, khi niềng răng bác sĩ dùng lực siết quá mạnh hoặc khâu không đúng kỹ thuật gây tổn thương nướu và sưng lợi. Ngoài chuyên môn thì cơ sở vật chất, trang thiết bị kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng và là nguyên nhân lợi trùm khi niềng.
Không cung cấp đủ dưỡng chất
Do quá trình niềng gây đau răng, ảnh hưởng đến sinh hoạt nhất là trong việc ăn uống. Nếu không ăn đủ chất thì cơ thể không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các nhóm chất vitamin, canxi khi đó lợi và răng bị yếu, dễ gây ra nguy cơ bị bệnh về răng lợi.
Răng khôn mọc lệch
Đây là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là trong quá trình mọc răng khôn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do phần lợi cứng không thể tự tiêu khiển làm cho răng không mọc tự nhiên mà đâm thẳng vào lợi hoặc mọc lệch. Thông thường khi răng khôn mọc lệch sẽ gây cảm giác khó chịu, sưng, nhức và khó ăn uống. Để lâu ngày không xử lý sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi trùm khi niềng.
Khắc phục lợi trùm khi niềng răng
Trong quá trình niềng khi lợi trùm, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Một số cách khắc phục được bác sĩ khuyến cáo:
- Trường hợp nướu bị viêm và sưng ở tình trạng nhẹ thì người bệnh có thể tự chữa trị ở nhà. Người bệnh nên vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng dụng cụ vệ sinh và nước súc miệng chuyên dụng. Có thể uống kháng viêm, giảm sưng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trường hợp viêm lợi trùm nặng hoặc tự điều trị lâu ngày mà không khỏi thì người bệnh nên đến gặp nha khoa để thăm khám và điều trị. Từ đó bác sĩ sẽ lên kế hoạch, phác họa sơ đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bênh nhận.
Nhìn chung bị lợi trùm khi niềng có thể tự khỏi vì nó không phải bệnh nguy hiểm. Nhưng để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình niềng thì cần được thăm khám để phát hiện lợi trùm sớm và điều trị kịp thời.
Lưu ý tránh lợi trùm khi niềng răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh đúng cách, làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng, dây thun và mắc cài để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Khi niềng, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước,…
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Lựa chọn nha khoa với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao cùng trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình niềng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn trong điều trị cho bệnh nhân, tránh vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng trong quá trình điều trị lợi trùm khi niềng răng.
Trên đây là thông tin về lợi trùm khi niềng răng và giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông tin mà Nha Khoa Cường Nhân cung cấp sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về vấn đề này và có hướng xử lý kịp thời.
- Bọc răng sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục - Tháng Chín 16, 2024
- Đâu là sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ? - Tháng Chín 16, 2024
- “Giải đáp”: Bọc răng sứ có được bảo hiểm y tế chi trả không? - Tháng Chín 16, 2024