MỘT SỐ THÓI QUEN XẤU CỦA TRẺ

Một số thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé:

Những vấn đề sai lệch về răng và hàm do nhiều nguyên nhân, do sâu răng, mất răng sữa sớm, do trẻ bị chấn thương, do trẻ có các tật xấu như mút ngón tay, mút môi…hoặc do di truyền. Các vấn đề sai lệch răng và hàm phần lớn có thể cải thiện bằng phương pháp chỉnh nha đơn thuần, hoặc kết hợp chuyên khoa implant, phục hình; một số rất ít trường hợp cần kết hợp phẫu thuật hàm mặt để đem lại kết quả tối ưu.

Trong quá trình phát triển, tùy theo độ tuổi, trẻ có những biểu hiện như thích ngậm núm vú, mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi, chống cằm, cắn móng tay, cắn vật nhọn,…

Một trong những thói quen này nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến các lệch lạc răng và hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, giọng nói của trẻ.

Sự cân bằng giữa lực môi, má, lưỡi thường đưa đến tương quan bình thường (không hô, không móm) của hàm trên và hàm dưới. Các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng… dẫn đến sự mất cân bằng, từ đó hình thành các sai lệch răng, và hàm.

1. Tật mút ngón tay

Mút ngón tay là một phản xạ tự nhiên giúp cho trẻ phát triển cơ và hàm. Phản xạ này rất bình thường nếu chỉ xảy ra từ khi trẻ mới sinh đến 2 năm tuổi. Đa số trẻ dần dần từ bỏ thói quen này khi lớn lên.

Tuy nhiên, cũng có một số trẻ thích mút tay liên tục cho đến tuổi đi học và kéo dài thói quen này cho đến khi trưởng thành. Trong trường hợp này, thói quen mút tay sẽ đem lại hậu quả xấu, ảnh hưởng đến biến dạng hình dáng của khoang miệng và bộ răng.

Nghiên cứu của Kantorowicz và Bruck về tỉ lệ mút tay ở trẻ em khác nhau ở mỗi độ tuổi.

Nghiên cứu của Kantorowicz và Bruck về tỉ lệ mút tay ở trẻ em khác nhau ở mỗi độ tuổi.

Hầu hết trẻ em trên 6 tuổi không còn thói quen mút tay.

Tuổi Kantorowicz Brückl
0–1
1–2
92%
93%
66%
2–3 87%
3–4
4–5
5–6
86%
85%
76%
25%
Trên 6 tuổi 9%

 

2. Tật đẩy lưỡi:

Đối với trẻ sơ sinh khi nuốt, lưỡi có khuynh hướng đẩy ra trước. Trẻ em 6 tuổi trở lên hầu hết tự động thay đổi vị trí đặt của lưỡi khi nuốt, lưỡi được uốn cong lên vòm khẩu thay vì đẩy ra trước như động tác nuốt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số rất ít trẻ khi lớn vẫn giữ thói quen đẩy lưỡi ra trước, điều này có thể dẫn đến tình trạng răng hô và ảnh hưởng đến phát âm của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tật đẩy lưỡi như ngậm núm vú, thói quen mút ngón tay trong thời gian dài, mất răng sữa sớm, lưỡi lớn bẩm sinh…

Một trường hợp trẻ có thói quen mút ngón tay kết hợp đẩy lưỡi, dẫn đến các răng cửa hàm trên nghiêng nhiều ra trước, các răng cửa hàm trên và hàm dưới không thể cắn khít lại với nhau.

Tật đẩy lưỡi

3. Trẻ thở miệng:

Nguyên nhân: Dị ứng mãn tính, amidan phì đại, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, hẹp đường hô hấp trên, mút ngón tay, sai lệch răng và xương, hai môi không thể khép kín khi ngủ…là những nguyên nhân gây ra tật thở miệng.

Hậu quả: việc thở miệng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như hơi thở hôi, ngáy khi ngủ, biến dạng vòm khẩu, viêm nướu…

Nếu con em bạn có biểu hiện thở miệng, bạn nên đưa bé khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hoặc bác sĩ răng hàm mặt để kiểm tra xem bé có đang mắc phải các vấn đề kể trên hay không? Loại bỏ nguyên nhân và tác nhân gây ra thở miệng sẽ giúp trẻ dần dần từ bỏ thói quen này.

Trẻ thở miệng

Biện pháp gì có thể giúp trẻ từ bỏ thói quen mút ngón tay, đẩy lưỡi ? :

* Thường xuyên nhắc nhở, động viên là biện pháp tích cực nhất để giúp trẻ dần dần từ bỏ thói quen này.

* Đối với tật đẩy lưỡi, bài tập nuốt được thực hiện thường xuyên khoảng 20 lần trước mỗi bữa ăn có thể cho kết quả tốt.* Bác sĩ có thể sử dụng một loại khí cụ đặc biệt được gắn trong miệng để ngăn chặn những vấn đề này.

Nếu quý khách có câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:

Nha Khoa Cường Nhân 

Địa chỉ: 526-528 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Hotline: Bs. Nguyễn Xuân Cường (0983.41.5253) & Bs. Võ Thị Nhân (0978.952.802)

Điện thoại:  0274. 653.6640

Website: www.nhakhoacuongnhan.com & www.chinhnha.com.vn

Trân trọng kính chào, …

Nha Khoa Cường Nhân