Những lệch lạc thường thấy nơi răng trẻ em và chỉnh nha phòng ngừa
Sâu răng ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ ?
Sâu răng là một loại bệnh phổ biến xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện triệu chứng của sâu răng ban đầu là cảm giác ê buốt khi trẻ ăn đồ ăn nóng, lạnh hoặc chua, ngọt. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời dần dần hình thành lỗ sâu lớn, thông đến tủy răng gây đau nhức nhiều hơn. Để tránh né cảm giác đau này trẻ thường biếng ăn, hoặc bỏ bữa ăn dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng do thiếu chất dinh dưỡng.
Ngoài những ảnh hưởng về thể chất,sâu răng còn khiến trẻ trở nên thụ động, ngại tiếp xúc với bạn bè, học hành cũng giảm sút. Trẻ sẽ dần dần bị bạn bè cô lập. Điều này rất ảnh hưởng đến sự định hình tâm lý sau này của trẻ.
Có thể thấy, bệnh sâu răng tuy là vấn đề nhỏ nhưng nếu không được phòng bệnh đúng cách và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt cho trẻ trong quá trình phát triển toàn diện.
Mặc dù hiểu rõ vấn đề này, nhiều phụ huynh đến nay vẫn xem nhẹ sự tồn tại của răng sữa, vì cho rằng những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bởi các răng vĩnh viễn sau này.
Sơ đồ: các yếu tố dẫn đến sâu răng
Ngày nay, tỉ lệ sâu răng ở trẻ em đã giảm. Tuy nhiên,sâu răng vẫn là một bệnh phổ biến ở trẻ. Chúng ta có thể giúp trẻ phòng ngừa sâu răng bằng cách:
1. Loại bỏ vi khuẩn: Tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng sau khi ăn, và trước khi đi ngủ. Hướng dẫn trẻ chải răng kỹ lưỡng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
2. Loại bỏ yếu tố đường: Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước uống có ga.
3. Tăng sức đề kháng cho men răng: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Flour giúp ngăn ngừa sâu răng, giúp men răng cứng chắc, tăng cường đề kháng sâu răng; thậm chí có thể giúp sửa chữa (tái khoáng hóa) sâu răng mới hình thành.
Răng sữa quan trọng cũng như răng vĩnh viễn, chúng tham gia vào quá trình nhai, nghiền thức ăn, nuốt, giúp bộ máy tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. Một đứa trẻ có đầy đủ răng sẽ học cách phát âm tốt hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, răng sữa đóng vai trò như miếng đệm duy trì khoảng cách thích hợp cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Nếu răng sữa bị mất một thời gian dài trước khi răng vĩnh viễn thay thế mọc lên, khoảng trống ở vị trí mất răng này sẽ dần dần bị thu hẹp hoặc đóng hẳn do các răng bên cạnh di chuyển vào vị trí đó. Hậu quả là các răng vĩnh viễn không có đủ chỗ trống để mọc lên, do đó chúng có thể mọc lạc chỗ, hoặc ngầm trong xương.
Vì vậy, chúng ta cần bảo tồn răng sữa cho đến khi chúng được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Trường hợp mất răng sữa sớm đưa đến mất khoảng, cần phải lắp đặt một loại khí cụ (có tên gọi là bộ giữ khoảng) để duy trì khoảng trống này.
* Bộ giữ khoảng là một loại khí cụ dùng trong nha khoa, có thể bằng kim loại hoặc bằng nhựa.
* Bộ giữ khoảng được chỉ định trong những trường hợp:
1. Răng sữa bị mất sớm trước khi răng vĩnh viễn thay thế mọc lên.
2. Trẻ bị thiếu răng vĩnh viễn bẩm sinh; ,mất răng vĩnh viễn sớm do sâu răng, chấn thương…mà chưa đủ điều kiện để trồng răng giả.
3. Bộ giữ khoảng được thực hiện để duy trì khoảng trống mất răng và sẽ được lấy đi khi răng vĩnh viễn thay thế mọc lên.
4. Răng cối sữa bị sâu, nhiễm trùng, được bác sĩ đề nghị nhổ.
5. Khí cụ giữ khoảng được gắn cố định nhằm duy trì khoảng trống sau khi đã nhổ răng cối sữa.
6. Răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên đúng vị trí.
7. Khí cụ duy trì đã tháo
Bộ giữ khoảng được thực hiện bởi bác sĩ răng hàm mặt, với mục đích duy trì khoảng trống mất hoặc thiếu răng cho đến khi có sự hiện diện của răng thay thế. Quá trình điều trị có thể qua vài lần hẹn, trung bình từ 2-3 lần hẹn. Hầu hết các trẻ đều chấp nhận điều trị này và hợp tác rất tốt.
Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sử dụng khí cụ giữ khoảng loại tháo lắp hoặc gắn cố định vào răng. Trẻ thường cảm thấy hơi khó chịu trong ngày đầu tiên, bạn cần động viên để trẻ chấp nhận mang nó trong thời gian dài, giải thích cho trẻ hiểu rằng cảm giác khó chịu sẽ hết trong 1 hoặc 2 ngày.
Đối với trẻ bị thiếu răng bẩm sinh, điều trị nha khoa thẩm mỹ vẫn rất cần thiết để tránh ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ. Cần thực hiện cho trẻ một hàm giả dù chỉ dùng tạm thời và thay hàm giả khác khi không còn vừa vặn (vì trẻ đang phát triển nên răng và xương chưa ổn định).
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, điều trị chỉnh nha cũng có thể được chỉ định. Sau cùng, khi xương hàm của trẻ phát triển ổn định (trung bình khoảng 16- 18 tuổi),cấy ghép implant, phục hình răng giả có thể là lựa chọn tối ưu.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ:
Phụ huynh nên bắt đầu chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay cả trước khi chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Răng bắt đầu hình thành trong thời kì thứ 2 của thai kỳ, khoảng tháng thứ 4- tháng thứ 6 của thai kì.
Phụ huynh nên thường xuyên làm sạch nướu răng của trẻ bằng một chiếc khăn mềm ẩm, hoặc bông gòn thấm nước, giúp ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng của trẻ. Một khi con của bạn có một vài răng nhú lên trong miệng, bạn có thể làm sạch chúng bằng bàn chải đánh răng nhỏ, mềm hoặc chà xát bằng gạc sau khi cho trẻ bú.
Một số trẻ sơ sinh có vấn đề với sâu răng khi cha mẹ không tập thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, cha mẹ thường dỗ trẻ với bình sữa, hoặc nước trái cây. Trẻ có thể ngủ ngon với núm vú ngậm trong miệng. Tuy nhiên điều này sẽ gây tổn hại cho răng của trẻ vì đường từ nước trái cây hoặc sữa vẫn tồn tại trên răng của trẻ trong nhiều giờ, vi khuẩn có trong khoang miệng cộng với đường sẽ sản sinh ra axit gây ăn mòn men răng, dần dần dẫn đến sâu răng. Phụ huynh cần thiết lập thời gian cho trẻ bú, đồng thời tập thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Bạn cũng đừng để trẻ ngậm bình sữa hoặc nước trái cây quá lâu trong miệng.
Khi nào cần đưa con em bạn đến gặp bác sĩ nha khoa ?
Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (The American Dental Association –ADA) khuyến cáo nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa vào ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ. Bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn cho phụ huynh làm thế nào để chăm sóc răng cho trẻ. Việc đến gặp bác sĩ thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm tàng, giúp cho trẻ trở nên quen thuộc với việc đi khám nha sĩ. Trẻ sẽ dần dần hợp tác tốt hơn, và không cảm thấy sợ hãi với các điều trị nha khoa (nếu có).
Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng
Sâu răng là do mảng bám thức ăn chứa vi khuẩn tồn tại lâu trên răng, dẫn đến hình thành axit phá hoại hòa tan men răng, dần dần tạo thành lỗ sâu.
Fluor hóa nước máy chứng tỏ hiệu quả giảm tỉ lệ sâu răng an toàn và chi phí thấp. Năm 2002, CDC (the Centers for Disease Control and Prevention) báo cáo Fluor hóa nước máy làm giảm tỉ lệ sâu răng lên đến 60% tại Mỹ.
Fluor có trong nguồn nước tự nhiên, nước máy, một số thực phẩm, kem đánh răng.
Việc bổ sung Fluor giúp răng đề kháng tốt với sâu răng đặc biệt là đối với trẻ đa sâu răng.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều Fluor cho trẻ có thể gây đổi màu răng, trên bề mặt men răng sẽ xuất hiện những đốm trắng đục; hoặc gây ngộ độc Fluor. Bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi bổ sung Fluor cho trẻ.
Trẻ bao nhiêu tuổi cần bổ sung Fluor ?
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung Flour; nên bổ sung Fluor hàng ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 16 tuổi. Bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc bôi gel Fluor tại chỗ, liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, lượng Fluor có trong nguồn nước…
Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Fluor ?
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên đánh răng với kem đánh răng có chứa Fluor. Đối với trẻ dưới 6 tuổi có thể nuốt quá nhiều kem đánh răng, trẻ cần được giám sát khi đánh răng, dạy cách nhổ, không nuốt kem đánh răng. Tốt nhất, chỉ nên lấy một lượng nhỏ kem đánh răng cho trẻ, hoặc sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Không bao giờ cho trẻ dưới 6 tuổi súc miệng với nước súc miệng có Fluor.
Nếu quý khách có câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Nha Khoa Cường Nhân
Địa chỉ: 526-528 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline: Bs. Nguyễn Xuân Cường (0983.41.5253) & Bs. Võ Thị Nhân (0978.952.802)
Điện thoại: 0274. 653.6640
Website: www.nhakhoacuongnhan.com & www.chinhnha.com.vn
Trân trọng kính chào, …
- Bọc răng sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục - Tháng Chín 16, 2024
- Đâu là sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ? - Tháng Chín 16, 2024
- “Giải đáp”: Bọc răng sứ có được bảo hiểm y tế chi trả không? - Tháng Chín 16, 2024