Hiện nay, máy tăm nước ngày càng trở thành thiết bị vệ sinh răng miệng phổ biến trong mỗi gia đình nhờ khả năng làm sạch sâu, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa hiệu quả hơn so với chỉ dùng bàn chải thông thường. Tuy nhiên, một số người lại gặp phải tình trạng khi sử dụng tăm nước bị chảy máu. Cùng với Nha Khoa Cường Nhân tìm hiểu lý do và cách dùng đúng tăm nước đúng cách qua bài viết sau nhé.
Nội dung bài viết
Các nguyên nhân làm chảy máu khi sử dụng tăm nước là gì ?
Khi sử dụng tăm nước, việc chảy máu nướu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sử dụng tăm nước bị chảy máu.
Sử dụng lần đầu
Khi mới bắt đầu sử dụng tăm nước, nhiều người gặp tình trạng chảy máu nhẹ ở nướu. Đây là hiện tượng phổ biến do nướu răng chưa kịp thích nghi với lực nước tác động. Trong trường hợp này, nếu bạn duy trì sử dụng đều đặn với áp lực nước thấp, tình trạng chảy máu sẽ dần cải thiện sau khoảng 7–10 ngày. Tăm nước giúp làm sạch sâu hơn bàn chải, nên nếu trước đó bạn không vệ sinh răng miệng kỹ, nướu sẽ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với lực làm sạch mới.
Áp lực nước quá mạnh
Một trong những lỗi phổ biến là chọn mức áp lực nước quá cao ngay từ đầu. Điều này có thể gây tổn thương mô nướu, đặc biệt nếu nướu đang bị viêm hoặc đã yếu sẵn. Các loại máy tăm nước thường có nhiều chế độ, từ nhẹ đến mạnh. Nếu không biết cách điều chỉnh hoặc không tuân thủ hướng dẫn, áp lực nước mạnh có thể làm rách mô nướu và gây chảy máu, thậm chí sưng nề nếu dùng sai trong thời gian dài.

Mắc bệnh về răng miệng
Nếu bạn đang bị viêm nướu, nha chu, viêm quanh răng, việc dùng tăm nước có thể khiến chỗ nướu viêm bị tổn thương nặng hơn và chảy máu dễ dàng hơn. Đây không phải là do tăm nước gây ra bệnh, mà nó chỉ làm lộ rõ tình trạng sức khỏe răng miệng đang tiềm ẩn. Một số dấu hiệu đi kèm có thể là: hôi miệng, nướu sưng đỏ, ê buốt chân răng hoặc tụt nướu.
Thiếu hụt vitamin
Thiếu vitamin C, vitamin K hoặc những chất cần thiết cho quá trình đông máu và bảo vệ mô liên kết có thể làm nướu răng yếu hơn, dễ chảy máu khi có tác động nhẹ. Ngoài ra, các bệnh toàn thân như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn đông máu, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (như aspirin, warfarin) cũng khiến nướu nhạy cảm hơn khi dùng tăm nước.
Kỹ thuật sử dụng tăm nước
Dù tăm nước có vẻ đơn giản, nhưng cách sử dụng không đúng cách như đưa vòi quá sâu vào chân răng, hướng tia nước thẳng góc vào nướu, hoặc giữ một điểm quá lâu cũng có thể khiến nướu tổn thương.
Các yếu tố khác
Stress kéo dài làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung. Hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu tại nướu, khiến mô nướu yếu, dễ viêm và dễ chảy máu. Thêm vào đó, phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn thay đổi nội tiết (tuổi dậy thì, mãn kinh) cũng dễ gặp tình trạng nướu nhạy cảm, dễ chảy máu khi tiếp xúc với tia nước.

Cần làm sao khi sử dụng tăm nước lại chảy máu răng ?
Chảy máu khi sử dụng tăm nước có thể khiến nhiều người lo lắng, nhưng nếu biết cách xử lý đúng, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện.
Sử Dụng Tăm Nước
Hãy đọc kỹ hướng dẫn đi kèm và ưu tiên bắt đầu với chế độ áp lực thấp, đặc biệt nếu bạn mới sử dụng hoặc có nướu nhạy cảm. Hướng đầu phun nước nên nghiêng nhẹ theo đường viền nướu, tránh chĩa thẳng vào mô mềm.
Sử dụng nước súc miệng
Sau khi sử dụng tăm nước, hãy dùng thêm nước súc miệng kháng khuẩn để làm dịu mô nướu, giảm viêm và hỗ trợ làm lành các tổn thương nhỏ. Loại nước súc miệng nên không chứa cồn và phù hợp với người đang bị viêm nướu.
Thăm khám nha khoa
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài trên 5–7 ngày hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng như sưng nướu, đau nhức, hôi miệng, bạn cần đi khám nha sĩ. Chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nướu, viêm nha chu hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác, cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Sử dụng đúng kỹ thuật máy tăm nước để không chảy máu răng
Máy tăm nước là công cụ hỗ trợ làm sạch kẽ răng hiệu quả, nhưng nếu sử dụng sai kỹ thuật, nó có thể gây tổn thương nướu, khiến nướu bị kích ứng hoặc chảy máu. Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên nắm rõ các bước sử dụng đúng chuẩn dưới đây:
Chọn đầu tăm và áp lực phù hợp: Bắt đầu với đầu tăm mềm và mức áp lực thấp, tăng dần khi nướu đã quen.
Đặt vòi đúng góc: Giữ đầu phun nghiêng khoảng 90 độ so với viền nướu, tránh chĩa thẳng vào mô nướu.
Di chuyển nhẹ nhàng: Đưa tia nước dọc theo đường viền nướu, không giữ lâu một chỗ (1–2 giây mỗi răng).
Tư thế phù hợp: Nghiêng người về phía bồn rửa để nước thoát ra dễ dàng, mở miệng vừa phải.
Vệ sinh định kỳ: Làm sạch đầu tăm và bình nước sau mỗi lần dùng, thay đầu tăm sau 3–6 tháng.
Dùng tăm nước đúng cách không chỉ giúp làm sạch răng hiệu quả mà còn ngăn ngừa tình trạng chảy máu, viêm nướu và các bệnh lý nha chu.

Qua những chia sẻ trên của Nha Khoa Cường Nhân, bài viết đã giúp quý khách có thể thấy rằng tình trạng sử dụng tăm nước bị chảy máu nước thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng cách sử dụng tăm nước sẽ giúp bạn bảo vệ nướu răng hiệu quả, ngăn ngừa chảy máu và duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
- Khắc phục răng bị đốm trắng như thế nào hiệu quả ? - Tháng Năm 19, 2025
- Sử dụng tăm nước bị chảy máu là do đâu ? - Tháng Năm 19, 2025
- [Giải đáp] Máy tăm nước có được mang lên máy bay không ? - Tháng Năm 12, 2025