Người có bệnh tiểu đường có cấy ghép răng Implant được không ?

Người tiểu đường có trồng răng implant được không là thắc mắc chung của nhiều người gặp vấn đề mất răng. Tiểu đường là bệnh lý khá nặng, có thể gây nên nhiều biến chứng, hậu quả khó lường. Để giải đáp việc trồng răng implant khi đang bị tiểu đường các bạn hãy theo dõi bài viết sau của Nha Khoa Cường Nhân nhé.

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Trước khi tìm hiểu người tiểu đường có trồng răng implant được không chúng ta cần biết sơ qua về bệnh này. Tiểu đường là bệnh của những người có lượng đường huyết trong máu cao và không có tính ổn định. Điều này khiến cho cơ thể khó phục hồi hơn khi có vết thương hoặc các bệnh lý khác.

Giải đáp chi tiết: Người tiểu đường có trồng răng implant được không?
Giải đáp chi tiết: Người tiểu đường có trồng răng implant được không?

Tiểu đường là bệnh được chống chỉ định cho các phẫu thuật phức tạp. Đặc biệt là các kỹ thuật tiến hành trên răng nướu có thể gây tổn thương, chảy máu khu vực răng, nướu. Trồng răng implant lại là phương pháp chỉnh nha cầu kỳ, cần can thiệp nhiều kỹ thuật phức tạp.

Lượng đường huyết không ổn định khiến cho vết thương khi trồng răng implant khó lành và khó xử lý hơn. Khi người bị tiểu đường trồng răng implant rất gặp tình trạng trụ implant không tích hợp được với xương hàm. Hoặc trụ implant sau khi cắm không thể phục hồi hoàn toàn chức năng thông thường của răng. Có thể thấy, bệnh tiểu đường gây nên khá nhiều bất tiện cho quá trình trồng răng implant và các phẫu thuật phức tạp khác.

Người tiểu đường có trồng răng implant được không?

Giải pháp an toàn và hiệu quả giúp bệnh nhân phục hồi răng đã rụng là cấy ghép răng vào xương hàm. Chân răng Implant sẽ được khoan và gắn trực tiếp vào xương hàm, bệnh nhân sẽ có một chiếc răng mới bền chắc. 

Tuy nhiên trong quá trình cấy ghép thì nướu của bệnh nhân sẽ được rạch và khoan xương nên có máu có thể chảy ra nhiều hoặc ít. Đối với người bình thường thì việc cấy ghép răng không xảy ra ảnh hưởng xấu. 

Nhưng câu hỏi đặt ra là người tiểu đường có trồng răng Implant được không? Bởi khi chảy máu nhiều cơ thể sẽ dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành, răng Implant bị đào thải,… Ngoài ra người mắc bệnh tiểu đường còn hay gặp các bệnh lý về răng miệng khiến cho việc cấy ghép trở nên phức tạp hơn.

Người tiểu đường vẫn có thể trồng implant được.
Người tiểu đường vẫn có thể trồng implant được.

Vậy thì người tiểu đường có trồng răng Implant được không? Câu trả lời của bác sĩ là có thể cấy ghép. Tuy nhiên để được cấy ghép Implant thì bệnh nhân phải đáp ứng một số điều kiện sau:

– Khám tổng quát tình trạng răng miệng, kèm chụp X quang hoặc CT Conebeam để đánh giá chính xác tình trạng mật độ xương và vị trí cấy ghép.

– Tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hóa để có nhận định chính xác tình trạng bệnh tiểu đường vào thời điểm chuẩn bị cấy ghép.

– Nếu như tình trạng bệnh đã được kiểm soát ổn thì khả năng cấy ghép là trên 90%. Cụ thể mức đường huyết được đánh giá là an toàn như sau: Đường huyết lúc đói là 90 – 130ml/dl; đường huyết sau ăn 2 giờ rưỡi là 180mg/dl và đường huyết trước khi đi ngủ là 110mg/dl. 

Do đó, chúng tôi đề nghị người bệnh tiểu đường muốn cấy ghép răng thì phải tiến hành xét nghiệm để đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì kết quả cấy ghép mới giống như người bình thường.

Thành công và thất bại với các nghiên cứu khi người tiểu đường trồng răng Implant

Các nghiên cứu từ năm 1994 đến năm 2011 đã chỉ rằng tỷ lệ cấy ghép răng thành công ở bệnh nhân tiểu đường nằm trong khoảng 85,5% – 100%. Kết quả này tương đương với những bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên có 2 nghiên cứu báo cáo tỷ lệ cấy ghép thất bại cao ở bệnh nhân tiểu đường ngay cả khi mức đường huyết được kiểm soát. 

Trong khi ở các nghiên cứu khác, việc đặt nhiều bộ cấy ghép liền kề ở bệnh nhân tiểu đường làm tăng tỷ lệ thất bại. Thời gian dành cho sự tích hợp xương và lấy lại sự ổn định để cấy ghép trong nghiên cứu được xem là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất bại ở người bị tiểu đường.

Thành công và thất bại với các nghiên cứu khi người tiểu đường trồng răng Implant
Thành công và thất bại với các nghiên cứu khi người tiểu đường trồng răng Implant

Nhìn chung, tỷ lệ thành công cấy ghép thấp hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài. Nguyên nhân là do nguy cơ biến chứng vi mạch cao dẫn đến việc lâu lành vết thương xung quanh vị trí cấy ghép. 

Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thất bại ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 cao hơn nhiều so với bệnh nhân tiểu đường loại 2. Tỷ lệ thất bại cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 có thể do sự suy giảm insulin trong các mô. Lực tải cũng không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tồn tại cấy ghép miễn là mức đường huyết của họ bình thường. 

  Tỷ lệ thất bại cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 có thể là do sự suy giảm insulin trong các mô trong khi sự hiện diện của insulin trong mô của bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể làm giảm tác dụng có hại của tăng đường huyết.

 Không có nghiên cứu nào báo cáo riêng về khả năng sống sót/thành công của cấy ghép ở bệnh nhân tiểu đường loại 1, tuy nhiên, rất ít nghiên cứu hồi cứu đề cập đến bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 nhưng có rất ít đối tượng mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Balshi SF báo cáo tỷ lệ sống sót 100% của 18 cấy ghép sau 2,5 năm sau khi đặt. Tiếp theo là chịu lực bằng chân giả cố định bằng vít ở một bệnh nhân tiểu đường 71 tuổi. Bên cạnh đó, mặc dù không có nghiên cứu nào so sánh sự thành công cấy ghép ở nam và nữ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót ở nữ giới cao hơn so với nam giới trong dân số nói chung. 

>> Link nghiên cứu: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3961886/

Quy trình trồng răng implant đối với người tiểu đường

Người đang bị bệnh tiểu đường cần tiến hành phẫu thuật thì phải thăm khám kỹ và chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Đối với trồng răng implant cho người tiểu đường thì quy trình cũng yêu cầu phức tạp hơn rất nhiều. Cơ bản, quy trình trồng răng implant cho người tiểu đường gồm những bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra và khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ cần nắm được tình hình xương hàm và tình trạng đường huyết. Trường hợp lượng đường huyết không đạt yêu cầu thì cần điều trị tiểu đường đến khi đạt yêu cầu phẫu thuật.

*Lưu ý: Lượng đường huyết đạt 7 – 10 mmol/lít là đủ yêu cầu để phẫu thuật đặt trụ implant.

Cần kiểm tra lượng đường huyết kỹ trước khi trồng răng implant.
Cần kiểm tra lượng đường huyết kỹ trước khi trồng răng implant.
  • Bước 2: Sau khi kiểm tra bệnh nhân đạt yêu cầu về sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt trụ implant. 
  • Bước 3: Sau khi cấy ghép bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi tại bệnh viện chờ bác sĩ kiểm tra lần cuối. Các vết khâu, trụ implant không gặp vấn đề gì sau phẫu thuật thì có thể về nhà nghỉ ngời.
  • Bước 4: Hậu cấy ghép implant từ 7 đến 10 ngày sau các bạn cần đến thăm khám, kiểm tra và tiến hành cắt chỉ.
  • Bước 5: Bác sĩ tiến hành lấy dấu phần răng hàm để tạo mão răng thật bọc lên phía trên trụ implant.
  • Bước 6: Tiếp đến bác sĩ sẽ gắn chốt và đặt mão sứ tạm thời => Kiểm tra độ ổn định và tiến hành tích hợp.
  • Bước 7: Cuối cùng bác sĩ đặt mão sứ thật lên phần thân trụ để hoàn thành quá trình trồng răng.

Lưu ý gì khi người tiểu đường trồng răng implant

Những thông tin trên đã giải đáp rất chi tiết việc người tiểu đường có trồng răng implant được không. Tùy vào đối tượng, tình trạng đường huyết mới xác định được thời điểm và phương pháp chỉnh nha phù hợp. 

Lưu ý cần biết khi trồng răng implant đối với người bệnh tiểu đường.
Lưu ý cần biết khi trồng răng implant đối với người bệnh tiểu đường.

Nếu các bạn đang bị tiểu đường, có nhu cầu trồng răng implant thì hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra sức khoẻ kỹ trước khi tiến hành cấy ghép implant.
  • Trước thời gian trồng răng cần lưu ý giữ sức khỏe tốt, hạn chế ăn đồ ngọt khiến lượng đường huyết trong máu mất ổn định.
  • Các bạn cần giữ tinh thần thoải mái để thực hiện cấy implant thuận lợi hơn.
  • Tuân thủ các yêu cầu, chỉ định của bác sĩ trước và sau khi tiến hành trồng răng implant.
  • Liên hệ bác sĩ ngay khi có các biến chứng xấu hoặc dấu hiệu xấu tại khu vực cấy ghép implant.
  • Lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.

>> Tham khảo: Tổng chi phí trồng răng implant

Việc cấy ghép implant đối với bệnh nhân tiểu đường rất nguy hiểm và cần thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu các bạn còn lo lắng việc người tiểu đường có trồng răng implant được không thì hãy liên hệ Nha Khoa Cường Nhân. Chúng tôi sẽ tư vấn và thăm khám giúp bệnh nhân tìm ra giải pháp chỉnh nha phù hợp và tốt nhất.

Nha Khoa Cường Nhân