Niềng răng là quá trình lâu dài với nhiều các bộ phận như dây cung, mắc cài, dây thun giúp cho bạn có một hàm răng đều và đẹp. Tuy nhiên trong quá trình niềng răng thì bạn sẽ gặp phải tình huống dây thun niềng răng bị vàng bởi một vài nguyên nhân khác nhau. Và trong bài viết này Nha Khoa Cường Nhân sẽ hướng dẫn cho bạn biết cần làm những gì khi dây thun niềng răng vàng để bạn biết cách xử lý nhé !
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến dây thun niềng răng bị vàng
Dây thun niềng răng bị vàng có thể do một số nguyên nhân sau đây gây ra.
Do vệ sinh không đúng cách
Trong thời gian bạn chỉnh nha, mắc cài sẽ được nha sĩ gắn cố định vào răng nên có thể gây ra khó khăn khi bạn ăn uống và việc vệ sinh răng miệng. Thức ăn sẽ bám vào mắc cài, bám vào dây cung và dây thun nếu như không được vệ sinh đúng cách thì có thể dẫn đến dây thun niềng răng vàng.
Bên cạnh đó, những mảng bám còn là nơi giúp vi khuẩn phát triển nên nếu bạn không để ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý về răng như sâu răng, bị viêm nướu,…
Dây thun niềng răng bị vàng do thực phẩm
Sử dụng thực phẩm không đúng cách cũng là một trong các nguyên nhân khiến dây thun niềng răng bị vàng và để lại các mảng bám khó chịu, ố vàng trên răng. Do dây thun làm từ cao su nên khi ăn các thực phẩm có màu sẫm thì sẽ rất dễ bị bám dính và dẫn đến việc ố vàng.
Theo các chuyên gia nha khoa thì một số loại rau, gia vị, củ, quả có chứa màu đậm nhất như: cà phê, trà, đồ uống có ga, rượu vang, nghệ tươi, nước tương, súp cà chua, củ dền,….sẽ làm cho dây thun niềng răng nhanh chóng ngả màu.
Làm gì khi dây thun niềng răng bị vàng?
Khi dây thun niềng răng bị vàng thì bạn cần làm một số điều sau để hạn chế tình trạng dây thun bị vàng tiếp diễn.
Thay dây thun mới
Khác với lại mắc cài, dây cung, dây thun niềng răng sẽ thường xuyên được thay mới hơn. Thun niềng răng được làm bởi cao su, trải qua một thời gian dài bị kéo và siết răng, dây thun dễ bị giãn cho nên để đảm bảo quá trình niềng răng của bạn không bị gián đoạn các Bác sĩ sẽ tiến hành thay dây thun niềng răng mới. Thông thường, đối với loại thun cố định mắc cài và dây cung sẽ thay khoảng 3 – 4 một lần, còn đối với loại thun liên hàm, bạn cần thay mới 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo cho lực kéo và tránh thun bị ố vàng.
Chọn dây thun tối màu
Thun niềng răng có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh, đỏ, tím… Trường hợp dây thun niềng răng vàng sẽ thường gặp khi bạn dùng thun màu trắng hoặc thun trong suốt. Vì thế, để hạn chế tình trạng dây thun bị xỉn màu, ố vàng thì bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại dây thun có màu tối như đen, xám, xanh…
Lưu ý để hạn chế dây thun niềng răng bị vàng
Để hạn chế việc dây thun niềng răng bị vàng, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
- Sử dụng bàn chải đánh răng loại mềm
Khi niềng răng, bạn nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng mềm, độ linh hoạt cao để hạn chế tình trạng răng đau nhức và có thể làm sạch sâu những mảng bám thức ăn dính trên răng và mắc cài, thun.
- Vệ sinh răng miệng, đánh đúng cách
Đánh răng, vệ sinh răng đúng cách là một trong những giải pháp giúp bạn hạn chế được việc dây thun niềng răng bị vàng. Trường hợp bạn chưa biết cách đánh răng đúng cách như thế nào, cùng Nha Khoa Cường Nhân tìm hiểu các bước sau đây nhé.
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần làm sạch khoang miệng bằng việc súc miệng với nước từ 2 – 3 lần.
- Bước 2: Làm ướt bàn chải rồi sau đó cho một lượng kem đánh răng vừa phải. Đặt bàn chải đánh răng một góc 45 độ so với mặt răng, sau đó chải răng nhẹ nhàng ở mặt ngoài và mặt trong của răng.
- Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là một trong các dụng cụ giúp bạn làm sạch sâu bên trong miệng những mảng bám thức ăn mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới được. Khi sử dụng chỉ nha khoa thì bạn chú ý nên dùng lực phải nhẹ nhàng, tránh gây ảnh hưởng đến nướu và răng.
- Ăn uống theo hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế ăn uống các thực phẩm có màu như nước có ga, cà phê, thực phẩm có chất tạo màu, cà ri, nghệ, coca… để tránh làm dây thun xỉn màu, ố vàng thun.
- Không sử dụng thuốc lá
Thuốc lá sẽ khiến răng và dây thun niềng răng vàng, xỉn màu, cho nên trong quá trình niềng răng bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không hút thuốc lá.
- Lấy vôi răng định kỳ
Vôi răng bám trên răng nhiều cũng sẽ khiến răng và dây thun bị ngả vàng và xỉn màu. Vì vậy, cứ định kỳ 6 tháng/lần bạn nên đến nha khoa để lấy vôi răng. Vôi răng cũng là một nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,… để đảm bảo cho quá trình niềng răng diễn được ra an toàn, bạn nên chú ý lấy vôi răng định kỳ nhé.
Kết luận
Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã biết rõ về nguyên nhân mà dây thun niềng răng vàng và cách để xử lý hiệu quả rồi. Hy vọng các thông tin mà Nha Khoa Cường Nhân mang đến sẽ giúp cho bạn có thể áp dụng hiệu quả và ngăn ngừa được tình trạng dây thun niềng răng bị vàng. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để xử lý các vấn đề răng miệng hoặc niềng răng thì Nha Khoa Cường Nhân chắc chắn sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho răng miệng cho bạn !
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024
- Cần làm gì khi phát hiện sâu răng ở trẻ ? – Nha Khoa Cường Nhân - Tháng Mười Một 18, 2024
- [Răng bị sâu ăn mòn hết phải làm sao] – Giải đáp - Tháng Mười Một 11, 2024