Niềng răng xong bị móm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Mục đích của việc niềng răng là nhằm cải thiện được phần nào tình trạng răng bị kém thẩm mỹ và mong muốn sở hữu được một hàm răng đều và đẹp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp niềng răng xong bị móm. Không đạt được kết quả như mong muốn.

Vậy nguyên nhân của tình trạng răng bị móm sau khi niềng là do đâu? Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị móm là gì? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin để giúp chúng ta hiểu hơn về tình trạng này.

Phương pháp niềng răng
Phương pháp niềng răng

Niềng răng xong bị móm là như thế nào?

Phương pháp niềng răng được thực hiện bằng cách dùng những khí cụ như mắc cài, khay niềng, dây cung,… để giúp răng dịch chuyển chuẩn khớp cắn. Niềng răng nhằm mục đích cải thiện các nhược điểm của hàm răng và xương hàm.

Niềng răng xong bị móm là tình trạng xảy ra sau khi niềng hàm hô, khi hàm trên được đưa vào trong quá nhiều so với hàm dưới, dẫn đến việc cắn không đúng vị trí và hàm móm. Tình trạng này gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và đòi hỏi người bệnh phải tìm đến các nha sĩ uy tín để điều trị bằng cách niềng răng lại. Điều này giúp khắc phục vấn đề móm và khôi phục lại sự cân đối của hàm răng, mang lại sự thoải mái và chức năng ăn nhai tốt hơn cho người bệnh.

Nguyên nhân niềng răng xong bị móm là gì?

Có một số nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng niềng răng xong bị móm, bao gồm:

  • Chọn loại công nghệ niềng không thật sự phù hợp: Việc lựa chọn công nghệ niềng bị cũ và khí cụ có chất lượng kém khiến cho răng bị móm sau khi niềng.
  • Bác sĩ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn còn yếu: Phần lớn những trường hợp răng bị móm sau khi niềng có thể do bác sĩ chẩn đoán chưa chính xác về tình trạng của xương hàm và răng.
  • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi niềng có thể khiến cho răng không dịch chuyển đúng theo phác đồ điều trị.
Nguyên nhân niềng răng xong bị móm
Nguyên nhân niềng răng xong bị móm
  • Do bệnh nhân không tuân theo chỉ định của bác sĩ: Khi bệnh nhân không tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình niềng có thể khiến răng bị lệch, hàm dưới bị dô ra và gây móm.
  • Do cấu trúc xương hàm và răng: Đây là trường hợp bệnh nhân đã bị móm từ trước nhưng sau khi niềng mới bị lộ hẳn ra.
  • Không có phác đồ cụ thể: Nếu không có kế hoạch rõ ràng chính xác trong quá trình niềng răng có thể khiến cho những chiếc răng chưa kịp ổn định đã phải chịu tác động hoặc vượt thời gian điều chỉnh siết niềng.

>> Xem thêm: Liệu niềng răng có đi máy bay được không ?

Làm thế nào để khắc phục tình trạng niềng răng xong bị móm?

Để khắc phục tình trạng niềng răng xong bị móm, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Quay lại cơ sở cũ để thực hiện thăm khám: Trường hợp răng bị móm sau khi niềng có thể là do cấu trúc của xương hàm. Thông thường, ở trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện ca phẫu thuật chỉnh hình nhằm cắt xương hàm để đẩy lùi vào trong. Việc này sẽ giúp cho xương có cấu trúc cân đối hơn và đưa hàm vào đúng vị trí của khớp cắn. Từ đó, khuôn mặt cũng sẽ không bị biến dạng mà trở nên cân đối hơn.
  • Tìm hiểu về cơ sở mới: Nếu cơ sở cũ chưa đủ tin cậy, các trang thiết bị có chất lượng chưa tốt thì bạn có thể tìm kiếm cơ sở mới phù hợp hơn. Lựa chọn được cơ sở nha khoa uy tín có thể giúp chúng ta khắc phục được tình trạng cũ, phòng tránh được những rủi ro.
  • Không dùng những thực phẩm không tốt cho niềng răng: Tránh các loại thực phẩm cứng, dai như kẹo cao su, kẹo dẻo, bánh mì, bánh quy,.. Tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng làm răng bị móm hoặc làm hỏng niềng răng. Nên ăn các loại thực phẩm dễ ăn như xôi, cháo, thịt nướng, rau xanh, trái cây chín để đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ bị móm răng.
  • Tránh các tật xấu: Đẩy lưỡi, đẩy hàm, mút tay,.. Điều này có thể gây ra tác động tiêu cực đến niềng răng và dẫn đến tình trạng móm. Nên tập trung vào việc đeo hàm đúng cách và hạn chế các thói quen xấu để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị.
  • Tái khám đúng thời gian được chỉ định: Điều này giúp bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của răng và niềng răng, đồng thời điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết. Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ nha khoa theo dõi quá trình điều trị và sớm phát hiện các vấn đề có thể gây ra tình trạng móm răng.
  • Đeo hàm duy trì sau khi kết thúc niềng răng: Bạn cần tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì để giữ cho răng không bị trở lại vị trí ban đầu. Việc này giúp tránh tình trạng răng bị móm, hô, và giữ cho hàm dưới và hàm trên cùng độ cao.

Trong quá trình niềng răng, khi phát hiện có những dấu hiệu không bình thường cần trao đổi ngay với bác sĩ đang điều trị. Việc này có thể giúp chúng ta kịp thời điều chỉnh được những sai lệch.

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần trao đổi với bác sĩ để được khám, điều trị
Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần trao đổi với bác sĩ để được khám, điều trị

Quan trọng nhất, hãy luôn liên hệ với bác sĩ nha khoa khi bạn gặp tình trạng niềng răng xong bị móm để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, khi lựa chọn cơ sở niềng răng, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ nhằm đảm bảo lựa chọn được cơ sở uy tín, đảm bảo các yếu tố như bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị, máy móc hiện đại, quy trình niềng chính xác, an toàn nhằm hạn chế được rủi ro một cách tối đa.

>> Xem thêm: [Làm rõ sự thật] Niềng răng bị lệch mặt

Kết luận

Tình trạng răng bị móm sau khi niềng không chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Do đó, đối với trường hợp này, cần liên hệ và đến trực tiếp nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết đúng đắn, chuẩn xác.

Nha khoa Cường Nhân
Nha khoa Cường Nhân

Quý khách có nhu cầu khám và tư vấn vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0274 6536 640

Hotline: 0983 41 5253

Website: https://nhakhoacuongnhan.com

Địa chỉ: 526-528 ĐL Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.

Nha Khoa Cường Nhân