Răng là một bộ phận quan trọng để bạn nhai thức ăn, khoe nụ cười duyên dáng. Niềng răng là một phương pháp thay đổi răng, vậy khi niềng răng có phải nhổ răng không? Những ai cần phải nhổ răng, không cần nhổ răng? Hãy cùng Nha Khoa Cường Nhân đọc hết bài viết này, để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung bài viết
Niềng răng có phải nhổ răng không? Tại sao niềng răng cần phải nhổ răng?
Niềng răng, giờ đây là một cụm từ quá đỗi quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Khi đi trên đường, trong công ty, trường học bạn đều có thể thấy rất nhiều người niềng răng. Khi bạn niềng răng, bạn sẽ có một hàm răng đều đặn hơn, ăn uống tốt hơn đặc biệt nó sẽ khiến bạn tự tin hơn, nở nụ cười rạng rỡ trước tất cả mọi người.
Vậy khi niềng răng bạn có nhổ răng không? Câu trả lời là có thể CÓ hoặc KHÔNG tùy vào tình trạng hàm răng, cơ địa của bạn mà bác sĩ nha khoa sẽ có kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp.
Khi nhổ răng để bắt đầu quá trình niềng răng, thì nó sẽ giúp bạn sắp xếp lại các răng mọc sai vị trí, từ đó sẽ tạo tiền đề cho quá trình niềng răng được đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra trong quá trình bắt đầu niềng răng việc nhổ răng còn giúp ta giảm thiểu tình trạng các răng bị xô lệch với nhau. Ngoài ra nhổ răng khi niềng răng giúp bạn loại trừ răng sâu, phòng ngừa rất nhiều căn bệnh, bệnh lý không đáng có trong quá trình niềng răng 1 đến 3 năm.
Niềng răng có phải nhổ răng không? Những ai cần phải nhổ răng khi niềng?
Trước khi thực hiện niềng răng, bạn sẽ được gặp bác sĩ nha khoa, sau đó được thăm khám. Bác sĩ sẽ có những đánh giá phân tích, đưa ra những phương án tốt nhất cho bạn. Sau đây, chúng tôi xin đưa đến một số các trường hợp phải bắt buộc phải nhổ răng trước khi niềng răng:
- Hàm của bạn có quá nhiều răng: trong quá trình niềng răng có thể bạn không bị rụng cây răng sữa hoặc tình trạng răng bị mọc chìm khiến cho hàm của bạn nhiều răng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất đó là nhổ răng để cho hàm của bạn có một khoảng trống đẹp để sắp xếp các răng một cách tốt nhất.
- Hàm răng bị hô, móm: hô và móm cực kỳ ảnh hưởng đến khuôn mặt và cách cười của bạn, nên trong trường hợp này bác sĩ tiến hành nhổ răng để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi, nhổ răng trên cung hàm sẽ giảm thiểu tình trạng hô.
- Răng bị mọc lệch, lộn xộn: điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình con người mà nó còn mang những hệ lụy cho sức khỏe răng miệng của người bị. Vì thế cần phải nhổ răng trước khi niềng, để có khoảng trống điều chỉnh các vị trí một cách tốt nhất.
- Răng lệch khớp cắn: trước khi niềng răng trong những trường hợp lệch khớp cắn, sẽ giúp khớp cắn có thêm khoảng trống để dịch chuyển răng tốt hơn.
Những trường hợp không cần nhổ răng khi niềng?
- Răng thưa: trong trường hợp này không cần nhổ, vì răng có đủ khoảng trống để điều chỉnh, do đó không cần nhổ.
- Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển: đối với các trẻ em trong quá trình phát triển răng cũng đang phát triển nên không cần nhor trước khi niềng răng, bởi hàm của trẻ em trong độ tuổi này rất dễ nắn.
Nếu có cần phải nhổ những răng nào?
- Răng ở vị trí số 4: thông thường răng ở vị trí này sẽ được chỉ định phải nhổ răng. Bởi vì, xét mặt cấu trúc răng số 4 nằm ở chính giữa cung hàm, không quá to và không quá nhỏ nên tạo ra khoảng trống không vừa đủ. Còn xét ở mặt chức năng răng số 4 không đóng một vai trò quá quan trọng trên hàm, nên việc nhổ răng luôn là một phương án tốt nhất. Thường sẽ nhổ ở những người bị móm, răng mọc lộn xộn, xô đẩy nha
- Răng ở vị trí số 5: bởi nó không quá quan trọng cũng như không quá gây đến chức năng, ảnh hưởng đến răng miệng. Nên bác sĩ sẽ thường cho nhổ.
- Răng khôn ở vị trí số 8: răng khôn cũng là một điều mà bác sĩ phải nhổ trước khi niềng. Bởi vì răng này mọc khá muộn nên không có chức năng nhai cho con người. Răng số 8 thường mọc chìm, sang ngang một bên, từ đó làm ảnh hưởng đến các chiếc răng khác, tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm cho hàm răng của bạn.
Kết luận
Kết lại cho câu hỏi “ niềng răng có phải nhổ răng không” – Thì việc nhổ răng trước khi niềng răng là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ là tiền đề để bạn có thể thực hiện quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên sẽ tùy từng trường hợp, cơ địa mà bác sĩ có những phương án nhổ hay không cần nhổ răng.
- Bọc răng sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục - Tháng Chín 16, 2024
- Đâu là sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ? - Tháng Chín 16, 2024
- “Giải đáp”: Bọc răng sứ có được bảo hiểm y tế chi trả không? - Tháng Chín 16, 2024