4 Nguyên tắc tránh tái xô lệch khi dùng hàm duy trì sau niềng răng
Dùng hàm duy trì sau niềng răng là chỉ định bắt buộc ngay sau khi tháo mắc cài. Hàm duy trì đóng vai trò quan trọng không kém việc đeo khí cụ chỉnh nha chính, nếu không biết và tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng hàm duy trì, rất có thể bao công sức niềng răng của bạn bấy lâu nay sẽ đổ xuống sông, xuống biển.
1. Dùng hàm duy trì sau niềng răng cần tuân thủ kỹ thuật tháo lắp
Khi dùng hàm duy trì sau niềng răng, hàm sẽ được gắn lên răng khá chắc đủ để không bị bong rơi trong điều kiện bình thường. Nếu hàm duy trì là khí cụ gắn cố định vào răng hoặc vít vào răng thì việc tháo hàm nên do bác sỹ thực hiện hoặc dưới sự hướng dẫn của bác sỹ, bạn phải thực hiện nhẹ nhàng, đúng thao tác.
Với hàm duy trì dạng máng nhựa thì việc tháo dời sẽ đơn giản hơn và bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Nhưng lưu ý là thời gian tháo khí cụ duy trì không được quá lâu. Bạn phải đeo lại ngay sau đó để đảm bảo cho răng ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới đeo.
2. Dùng hàm duy trì sau niềng răng cần tuân thủ thời gian đeo
Để có kết quả duy trì chỉnh nha tốt nhất, nguyên tắc dùng hàm duy trì sau niềng răng đầu tiên cần lưu ý là thời gian mang khí cụ định hình này.
Trong giai đoạn đầu mới đeo hàm duy trì, cần phải mang khí cụ suốt 24h trong ngày, không được tự ý tháo ra. Có thể trong vòng 3 – 4 tuần, nhưng cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào tốc độ ổn định răng của bạn nhanh hay chậm.
Sau đó, thời gian mang hàm duy trì trong ngày sẽ giảm dần trong vài tháng tiếp theo. Cho tới nửa sau của quá trình duy trì, bạn chỉ phải đeo hàm duy trì khoảng 18 – 20h trong ngày và có thể tháo ra tại bất cứ thời điểm nào.
Càng về sau, thời lượng dùng hàm duy trì sau niềng răng này sẽ càng giảm hơn nữa để răng làm quen trực tiếp với sức nhai thực tế.
3. Dùng hàm duy trì sau niềng răng cần vệ sinh hàng ngày sạch sẽ
Khi đeo mắc cài niềng răng bạn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng như thế nào thì khi dùng hàm duy trì sau niềng răng cũng thực hiên tương tự như thế. Chải răng sạch sẽ, dùng chỉ tơ, bản chải kẽ, tăm R và nước súc miệng vì khí cụ duy trì cũng rất dễ bị dắt và lưu giữ lại thức ăn khó làm sạch.
4. Dùng hàm duy trì sau niềng răng cần tái khám đúng hẹn
Còn đeo hàm duy trì nghĩa là bạn vẫn còn trong giai đoạn phải theo dõi thường xuyên. Vì thế tái khám định kỳ theo lịch vẫn vô cùng quan trọng.
Việc khám định kỳ khi dùng hàm duy trì sau niềng răng thưa là để đánh giá được mức độ ổn định của hàm răng sau niềng chỉnh có tốt hay không, có vấn đề gì phát sinh? Nếu không ổn định tốt thì sẽ can thiệp sớm hoặc chỉ định lại thời gian mang hàm duy trì, qua đó, xác định nguyên nhân là gì, có phải do hàm duy trì hay do cách sử dụng của bệnh nhân không đúng. Do đó, khi tái khám, bạn nên mang theo hàm hoặc tốt nhất vẫn đeo trên răng để bác sỹ dễ dàng nhận định và đánh giá.
Nếu nguyên nhân là do bản thân hàm duy trì không vừa vặn thì cần thiết kế lại, nếu do cách gắn cố định thì điều chỉnh lại. Trường hợp do bệnh nhân không tuân thủ đúng thời gian hoặc tự tháo lắp không đúng thì hướng dẫn lại,…
Quá trình dùng hàm duy trì sau niềng răng nói chung dễ chịu hơn khi đeo mắc cài. Nhưng nếu đó vẫn quá phiền phức với bạn thì chỉ có cách khắc phục hữu dụng nhất là trước đó hãy áp dụng công nghệ chỉnh nha hiệu quả hơn để vừa rút ngắn thời gian niềng răng và thời gian đeo hàm duy trì.
Công nghệ có thể hỗ trợ bạn tốt nhất trong tình huống này là chỉnh nha niềng răng mắc cài 3D Speed được nha khoa trực tiếp chuyển giao
Nhờ thế thời gian dùng hàm duy trì sau niềng răng để định hình cũng được rút ngắn tối đa. Bạn sẽ không còn phải lo lắng nhiều về thời gian đeo hàm duy trì với những nguyên tắc phức tạp.
Nếu quý khách có câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Nha Khoa Cường Nhân
Địa chỉ: 526-528 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline: Bs. Nguyễn Xuân Cường (0983.41.5253) & Bs. Võ Thị Nhân (0978.952.802)
Điện thoại: 0274. 653.6640
Website: www.nhakhoacuongnhan.com & www.chinhnha.com.vn
Trân trọng kính chào, …
- Bọc răng sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục - Tháng Chín 16, 2024
- Đâu là sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ? - Tháng Chín 16, 2024
- “Giải đáp”: Bọc răng sứ có được bảo hiểm y tế chi trả không? - Tháng Chín 16, 2024