Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào ?
Hầu hết, ở mọi lứa tuổi đều xuất hiện tình trạng sâu răng, ít nhất xảy ra 1 lần trong đời. Tuy nhiên, rất ít người có đủ kiến thức về bệnh lý này cũng như quá trình sâu răng diễn ra như thế nào. Vì vậy, Nha khoa Cường Nhân xin chia sẻ những kiến thức về căn bệnh sâu răng qua bài viết dưới đây, để giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ hơn và có cách bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Nội dung bài viết
Bệnh sâu răng là gì ?
Sâu răng là quá trình các vi khuẩn tiếp xúc, xâm nhập và tấn công vào cấu trúc răng, gây ra những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt hay quanh thân răng. Nếu không điều trị kịp thời, những lỗ sâu sẽ ngày một lớn hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương tủy răng, gây ra hiện tượng đau nhức dữ dội. Bệnh sâu răng là bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày.
Những loại sâu răng:
Bệnh sâu răng thường bao gồm những loại như:
– Sâu ở bề mặt răng: Đây là loại sâu răng thường gặp nhất ở cả trẻ em và người trưởng thành. Nó có thể xuất hiện ở bề mặt nhai hoặc ở giữa kẽ răng
– Sâu chân răng: Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở đi). Vì ở người lớn tuổi thường xuất hiện tình trạng nướu răng bị tụt, để lộ phần chân răng không có lớp men răng bảo vệ, do đó vi khuẩn dễ xâm nhập, gây ra tình trạng sâu ở chân răng.
– Sâu răng tái phát: Đây là loại sâu răng hình thành xung quanh vùng trám và mão răng sứ. Nguyên nhân là do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, dẫn đến tình trạng mảng bám tích lũy ở vùng này, lâu ngày dẫn đến tình trạng sâu răng.
Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào ?
Thông thường, quá trình sâu răng diễn ra trong khoảng thời gian 1-2 năm, từ lúc vi khuẩn xâm nhập đến khi hình thành lỗ sâu. Quá trình này diễn ra qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:
– Giai đoạn 1: Trên bề mặt răng có xuất hiện những đốm trắng mờ đục và màu răng hơi ngả sang ố vàng. Ở giai đoạn này, chúng ta thường không chú ý và phát hiện được bệnh. Vì thế, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là rất cần thiết để hạn chế vùng sâu lan rộng.
-Giai đoạn 2: Những đốm trắng dần bị các vi khuẩn gây sâu răng, có tên là Mutans Streptococci, sử dụng đường làm nguồn năng lượng từ thức ăn do chúng ta ăn hằng ngày, và tạo ra các loại axit có tác động ăn mòn phần men răng, khiến cho vùng sâu chuyển sang màu đen. Răng ở giai đoạn này rất dễ bị kích thích khi ăn đồ nóng, lạnh, chua,… thậm chí có thể bị đau nhức khi ăn nhai.
– Giai đoạn 3: Lỗ sâu nhanh chóng phát triển lớn hơn và dần chạm tới phần mềm của răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, phần sâu sẽ tiến dần đến tủy răng, bệnh nhận sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội hơn nhất là kéo dài về đêm. Đây là trường hợp viêm tủy cấp tính.
– Giai đoạn 4: Nếu viêm tủy không được chữa trị, lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ sinh ra nhiều hơn, tủy răng sẽ chết và các vùng quanh chóp răng, xương hàm bị nhiễm trùng, gây sưng hoặc viêm xương hàm.
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng:
Để ngăn ngừa bệnh sâu răng, chúng ta phải hạn chế tạo axit trên bề mặt răng, tức giảm lượng vi khuẩn và chất đường hiện diện trên bề mặt răng. Các biện pháp cần thực hiện là:
– Vệ sinh răng miệng thật sạch (đúng cách) sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
– Hạn chế ăn những thức ăn nhiều đường, không ăn vặt quá nhiều lần trong ngày.
– Trẻ em trong thời kỳ mọc răng hoặc thay răng càng phải quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng, như: dạy trẻ biết tự đánh răng, không cho trẻ ngậm cơm, ngậm kẹo, uống sữa trong lúc ngủ,… và nên cho trẻ ăn bánh kẹo sau bữa ăn chính, sau đó chải răng ngay.
– Đặc biệt, chúng ta cần đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để nhanh chóng phát hiện bệnh sâu răng và điều trị kịp thời.
Nếu quý khách có câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Nha Khoa Cường Nhân
Địa chỉ: 526-528 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline: Bs. Nguyễn Xuân Cường (0983.41.5253) & Bs. Võ Thị Nhân (0978.952.802)
Điện thoại: 0274. 653.6640
Website: www.nhakhoacuongnhan.com & www.chinhnha.com.vn
Trân trọng kính chào, …
- Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng xử lý thế nào ? - Tháng Mười Hai 2, 2024
- Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không hay nên giữ ? - Tháng Mười Hai 2, 2024
- Liệu răng sâu có niềng được không ? Giải đáp chi tiết - Tháng Mười Hai 2, 2024