Niềng răng sau khi sinh có được không ?
Niềng răng có thể khắc phục hầu hết các trường hợp sai lệch do răng như vẩu, móm, khấp khểnh,… thế nhưng bạn vẫn cần đến trung tâm nha khoa để tiến hành thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây hô. Có như vậy, điều trị chữa hô mới đạt được kết quả mỹ mãn.
1/ Niềng răng sau khi sinh có được không ?
Niềng răng sau khi sinh có được không nếu điều kiện sức khỏe ổn định ?
Thực tế, niềng răng sau khi sinh không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ. Khoảng thời gian 3 tháng sau khi sinh khá lý tưởng để thực hiện. Trong suốt quá trình niềng răng bạn không cân phải uống thuốc giảm đau hay đưa bất kỳ một loại hóa chất nào vào cơ thể. Vì vậy, niềng răng an toàn với bà mẹ đang cho con bú.
Một số đối tượng không nên niềng răng đó là: phụ nữ đang mang thai, người mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tim mạch và máu khó đông,…
2/ Niềng răng sau khi sinh được thực hiện thế nào ?
Tùy thuộc vào biện pháp niềng răng bạn chọn mà bác sỹ sẽ thiết kế và đặt khí cụ phù hợp
Niềng răng được thực hiện thế nào còn phụ thuộc vào biện pháp niềng răng bạn chọn
* Niềng răng mắc cài: nha sỹ sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài và dây thun để tạo lực đẩy giúp răng dịch chuyển ổn định về vị trí khớp cắn chuẩn. Niềng răng mắc cài kim loại có thể giúp các bà mẹ niềng răng sau khi sinh đạt được hiệu quả cao.
* Niềng răng không mắc cài (niềng khay trong): dựa trên thông số cung hàm kết hợp dự báo chuẩn xác của các thiết bị hiện đại, khay trong được thiết kế đồng loạt ứng với tiến trình dịch chuyển của răng. Có khoảng 20 – 30 khay trong 1 lộ trình, cách khoảng 3 – 4 tuần bạn sẽ thay khay niềng mới. ;
Quá trình niềng răng có thể sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng sau đó vì thế bạn hãy chuẩn bị cho mình tâm thế tốt nhất trước khi thực hiện.
3/ Phụ nữ sau sinh cần lưu ý gì khi niềng răng ?
Dựa vào tình trạng răng hô mới có quyết định niềng răng sau khi sinh có thể chữa hô được hay không. Với các trường hợp hô do hàm thì cần tiến hành biện pháp phẫu thuật hàm hô.
Nếu răng mọc chen chúc nhiều, có thể bác sỹ sẽ chỉ định nhổ 2 – 4 răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Quá trình nhổ răng, nha sỹ sẽ đưa 1 lượng thuôc ê nhất định vào cơ thể, vì thế niềng răng sau khi sinh có thể sẽ phải lui lại đến khi em bé cai sữa.
Khi niềng răng nên sử dụng tăm nước để vệ sinh răng miệng
Trong khi niềng răng, bạn cũng cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các dụng cụ chuyên biệt: máy sục nước, bàn chải kẽ,… để ngăn ngừa bệnh lý khi niềng răng.
Chú ý về chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, khoa học và ngủ nghỉ hợp lý.
Thời gian đầu đeo khí cụ, chưa quen bạn sẽ có cảm giác căng tức. Cảm giác này sẽ thuyên giảm khi bạn đã thích nghi, thời gian khoảng 2 tuần sau khi gắn khí cụ.
Nếu quý khách có câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Nha Khoa Cường Nhân
Địa chỉ: 526-528 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline: Bs. Nguyễn Xuân Cường (0983.41.5253) & Bs. Võ Thị Nhân (0978.952.802)
Điện thoại: 0274. 653.6640
Website: www.nhakhoacuongnhan.com & www.chinhnha.com.vn
Trân trọng kính chào, …
- Bọc răng sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục - Tháng Chín 16, 2024
- Đâu là sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ? - Tháng Chín 16, 2024
- “Giải đáp”: Bọc răng sứ có được bảo hiểm y tế chi trả không? - Tháng Chín 16, 2024