GIAI ĐOẠN RĂNG HỖN HỢP
Khi trẻ vừa 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc. Đó là răng số 6 (răng cối lớn thứ I). Bắt đầu từ lúc này những chiếc răng sữa xinh xắn sẽ tuần tự được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.
TUỔI MỌC RĂNG VĨNH VIỄN:
Hàm Dưới | Hàm trên | |
Răng cối lớn thứ nhất | 6 tuổi | 6 tuổi |
Răng cửa giữa | 6 – 7 tuổi | 7 – 8 tuổi |
Răng cửa bên | 7 – 8 tuổi | 8 – 9 tuổi |
Răng nanh | 9 – 10 tuổi | 11 – 12 tuổi |
Răng cối nhỏ 1 | 10 – 12 tuổi | 10 – 11 tuổi |
Răng cối nhỏ 2 | 11 – 12 tuổi | 10 -12 tuổi |
Răng cối lớn 2 | 11 – 13 tuổi | 12 – 13 tuổi |
Như vậy, khoảng thời gian kể từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng hỗn hợp (gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
Việc mất răng sữa sớm sẽ làm cho răng số 6 bị di về phía gần dẫn đến thiếu chỗ cho những răng vĩnh viễn sau này mọc lên, do đó bộ răng vĩnh viễn sau này lệch lạc, chen chúc. Giai đoạn này trẻ rất cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Kỹ thuật nha khoa cơ bản dành cho trẻ em:
* Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Một số phương pháp mà bác sĩ có thể can thiệp và điều trị sớm như thoa gel flour : men răng sữa thường mỏng nên dễ bị sâu răng, đặc biệt sâu răng càng lan tỏa nhanh nếu trẻ có thêm thói quen bú đêm, ngậm vú…Trẻ còn nhỏ nên việc điều trị sẽ rất khó khăn.
* Giai đoạn răng sữa này nếu phụ huynh đưa trẻ khám định kỳ thường xuyên, nha sĩ sẽ bôi gel flour vào bề mặt răng của trẻ. Gel Flour có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho men răng và hạn chế sự tiến triển của sâu răng.
Nên chăm sóc răng sữa để tránh bị sâu răng :
* Trám Sealant: được gọi là trám bít hố rãnh. Những răng hàm cấu trúc mặt nhai thường hố rãnh nhiều. Ngay cả khi trẻ chải răng, súc miệng kỹ nhiều khi cũng không lấy sạch được đồ ăn đọng lại. Để khắc phục, nha sĩ sẽ trám bít những hố rãnh trên mặt nhai. Sealant góp phần giảm sâu răng rất đáng kể ở những răng hàm trẻ mọc khi 6 tuổi (răng số 6).
* Phát hiện và ngăn chặn những thói quen xấu.
* Việc đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ không chỉ điều trị những vấn đề về sâu răng, nhiễm trùng, mà còn phát hiện ra những thói quen, tật xấu của trẻ như: mút môi, cắn ngón tay, bú bình, cắn môi…để kịp thời can thiệp trước khi ảnh hưởng đến xương hàm sau này.
Nếu quý khách có câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Nha Khoa Cường Nhân
Địa chỉ: 526-528 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline: Bs. Nguyễn Xuân Cường (0983.41.5253) & Bs. Võ Thị Nhân (0978.952.802)
Điện thoại: 0274. 653.6640
Website: www.nhakhoacuongnhan.com & www.chinhnha.com.vn
Trân trọng kính chào, …
- Trám hàn răng sâu: Liệu có đau không, quy trình thế nào ? - Tháng Mười Một 18, 2024
- Cần làm gì khi phát hiện sâu răng ở trẻ ? – Nha Khoa Cường Nhân - Tháng Mười Một 18, 2024
- [Răng bị sâu ăn mòn hết phải làm sao] – Giải đáp - Tháng Mười Một 11, 2024