Răng sứ bị ê buốt do đâu? Cách giảm đau hiệu quả

Răng sứ là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để có nụ cười tự tin hơn. Nhiều người sau khi thực hiện bọc sứ thường gặp tình trạng răng sứ bị ê buốt, bị đau. Tình trạng này xuất hiện bởi nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn với thông tin trong bài viết sau đây.

Răng sứ bị đau, ê buốt là tình trạng thường gặp.
Răng sứ bị đau, ê buốt là tình trạng thường gặp.

Răng sứ bị ê buốt do đâu?

Tình trạng ê buốt răng sứ thường xuất hiện sau 2-3 tuần thực hiện bọc sứ, đôi khi sẽ sớm hơn. Đây là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuỳ vào từng nguyên nhân sẽ có cách khắc phục, biện pháp xử lý riêng. Các bạn nên tìm hiểu nguyên nhân răng sứ bị ê buốt để xác định tình trạng, tìm ra giải pháp phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt.

Nướu răng chưa thích nghi

Sau khi bọc sứ, răng sứ chưa thích nghi với nướu răng có thể gây ê buốt, tê nướu răng,… Đây là tình trạng thường gặp và không có gì nghiêm trọng. Sau 1-2 tuần răng sứ sẽ dần thích nghi hoàn toàn và không còn tình trạng đau hay ê buốt. Nếu ê buốt kéo dài hơn 2 tuần sau bọc sứ các bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra lại.

Chưa điều trị triệt để tuỷ răng

Trước khi lắp mão sứ các bạn cần kiểm tra và chắc chắn răng, tủy răng vẫn chắc khỏe. Nếu bị viêm tủy răng, cần điều trị hoàn toàn và chờ tủy răng phục hồi khỏe mạnh. Trường hợp tuỷ răng chưa được điều trị đã lắp mão sứ lên sẽ bị đau và ê buốt kéo dài. 

Răng sứ lắp sai lệch

Răng sứ lắp sai và bị lệch khớp cắn cũng gây tình trạng ê buốt, đau. Khi nhai, ăn lực sẽ dồn lên thân răng nướu nhiều hơn, dẫn đến răng sứ bị ê. Để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai, ăn của răng. Lâu dần dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho răng, khớp cắn và nướu.

Lắp răng sứ sai lệch cũng gây hiện tượng đau và ê buốt.
Lắp răng sứ sai lệch cũng gây hiện tượng đau và ê buốt.

Chất lượng răng sứ

Mão răng sứ kém chất lượng, không đảm bảo về nguồn gốc, chất liệu sẽ gây tình trạng đau, nhức. Khi ăn, nhai đồ nóng hoặc lạnh, răng sứ kém chất lượng sẽ không thể cân bằng nhiệt được. Do đó gây ảnh hưởng cho cùi răng thật, gây nên tình trạng bọc răng bị ê buốt và đôi khi là đau và tê nướu.

Lỏng keo nha khoa

Để cố định mão sứ với cùi răng thật, người ta sẽ dùng keo nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên khi thao tác không chính xác có thể dẫn đến rò rỉ, keo bị lỏng và khiến răng sứ bị ê.

Làm gì khi răng sứ bị ê buốt?

Sau khi hoàn thành bọc sứ thì bác sĩ sẽ có những lời khuyên và hướng dẫn khi răng sứ bị tê buốt. Đây là những cách giải quyết với tình trạng răng bị ê buốt do nướu chưa thích nghi. Các bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau là giải pháp nhất thời nếu tình trạng răng sứ ê buốt nhiều. Ngoài ra, trong trường hợp các bạn bị ê buốt, đau không rõ nguyên nhân nhưng chưa đến nha khoa được thì có thể dùng cách này.
  • Dùng nước muối sinh lý súc miệng: Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám. Từ đó giảm tình trạng đau buốt do viêm nhiễm nướu, chân răng.
  • Chườm túi đá lạnh: Chườm đá lạnh giúp giảm đau tức thì khi răng sứ bị đau và ê buốt. Các bạn lưu ý chỉ chườm đá ở khu vực bên ngoài hoặc gần răng bị đau chứ không chườm trực tiếp vì có thể khiến ê buốt nhiều hơn.
  • Đến Nha khoa để được kiểm tra: Cuối cùng các bạn nên đến nha khoa kiểm tra tình trạng răng sứ để biết nguyên nhân chính khiến răng bị ê. Qua đó sẽ có hướng xử lý, khắc phục kịp thời, tránh các hậu quả về sau.
Răng ê buốt nên xử lý như thế nào?
Răng ê buốt nên xử lý như thế nào?

Nhìn chung không phải trường hợp nào răng sứ bị ê buốt cũng nguy hiểm. Các bạn nên đến nha khoa để kiểm tra và đảm bảo răng chắc khỏe hơn.

Chăm sóc răng sứ như thế nào để tránh ê buốt?

Đôi khi răng sứ bị ê buốt nhất thời do quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách. Để giúp răng sức luôn khoẻ, bền đẹp các bạn cần lưu ý về vấn đề chăm sóc răng.

  • Nên đánh răng ít nhất 2 lần trong 1 ngày để loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng.
  • Dùng bàn chải có lông mềm hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa. Những vật dụng này giúp vệ sinh răng nhẹ nhàng nhưng vô cùng hiệu quả.
  • Nên thay thế tăm bằng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn trong kẽ răng một cách an toàn.
  • Tránh dùng thuốc lá hoặc các chất kích thích vì có thể gây hại cho màu sắc của răng. 
  • Nên nhai đều thức ăn hai bên hàm để phân bổ lực đều, tránh ảnh hưởng đến khớp cắn.
  • Sau khi bọc răng sứ nên đến khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề về răng. Qua đó có thể khắc phục và xử lý tốt nhất đối với tình trạng mà bạn đang gặp phải.
Chăm sóc vệ sinh răng đúng cách.
Chăm sóc vệ sinh răng đúng cách.

Răng sứ là biện pháp chỉnh nha được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Nếu các bạn gặp tình trạng răng sứ bị ê buốt thì cũng không cần quá lo lắng. Hãy thử thực hiện theo các cách trên và đến các nha khoa uy tín để được kiểm tra, thăm khám tốt hơn.

Nha Khoa Cường Nhân