Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ nhằm giúp răng có hình dáng hài hòa, cân đối và trắng sáng hơn. Đây là một phương pháp dùng răng sứ chụp lên trên phần răng hư tổn hoặc khiếm khuyết giống như răng thật. Vậy khi nào nên làm răng sứ? Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin để hiểu rõ hơn về việc bọc răng sứ.
Nội dung bài viết
Độ tuổi phù hợp nhất để làm răng sứ
Từ 18 tuổi trở lên chính là độ tuổi phù hợp để áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Bởi vì khi bước vào độ tuổi này thì răng của chúng ta đã mọc đủ, cấu trúc của xương hàm cũng đã cứng cáp và hoàn thiện. Từ đó, có thể đảm bảo kết quả sau khi răng được bọc sứ. Điều này cũng giúp cho răng tránh những trường hợp biến chứng và sai lệch sau này.
Nhưng trong thực tế lại có một số trường hợp các bé bị sâu răng rất nặng. Lúc này cần phải được điều trị kịp thời tránh bị lây sang những chiếc răng khác thì các bác sĩ sẽ có thể cân nhắc. Việc kiểm tra, xem xét tình trạng răng miệng, sức khỏe và độ tuổi là rất quan trọng, có thể gây ảnh hưởng một cách trực tiếp tới tuổi thọ răng và kết quả bọc răng sứ.
Khi nào nên làm răng sứ?
Bọc răng sứ chính là một phương pháp giúp phục hồi răng và thường được áp dụng nhiều ở những trường hợp sau đây.
Răng bị sâu
Khi bị sâu răng, nếu như không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng răng, hoại tử tủy, viêm tủy và một số biến chứng gây nguy hiểm khác.
Trám răng composite thẩm mỹ là một phương pháp thường được các nha sĩ áp dụng trong những trường hợp bị sâu răng giai đoạn đầu. Việc này có thể giúp ngăn chặn nhiệt độ, hóa chất, vi khuẩn tấn công vào trong gây hại đến tủy răng.
Tuy nhiên, việc trám răng thông thường sẽ không còn tác dụng với các trường hợp bị sâu răng lớn và đã lấy tủy. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng của chân răng. Trong trường hợp chân răng vẫn vững chắc thì có thể bọc răng sứ nhằm ngăn chặn tình trạng sâu răng. Răng sứ được bọc ở bên ngoài có thể bảo vệ cho cùi răng thật và tránh khỏi các tác động từ bên ngoài. Từ đó, giúp ngăn chặn một cách triệt để vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Răng đang chữa tuỷ, răng bị hỏng
Răng chết tủy rất giòn, dễ bị gãy. Việc bọc răng sứ có thể giúp bảo vệ được răng thật ở bên trong. Khi đã chữa tủy xong, chúng ta sẽ sở hữu một hàm răng đều và đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
Răng sau quá trình chữa tủy thường sẽ rất yếu nên dễ bị hư tổn, viêm nhiễm hoặc bị mất răng vĩnh viễn nếu không được bọc sứ.
Tình trạng răng không đều
Với các trường hợp răng mọc không được đều như mọc lệch, mọc nghiêng,… thì phương pháp bọc răng sứ có thể mang đến một hàm răng đẹp, đều và đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngoài ra, phương pháp bọc răng sứ cũng có một ưu điểm khác nữa đó chính là giúp tiết kiệm được thời gian hơn so với việc niềng răng. Bọc răng sứ toàn hàm có thể mang đến hiệu quả toàn diện và thay đổi thẩm mỹ cho toàn bộ hàm răng.
Răng bị móm, hô
Trong các trường hợp bị móm, hô có nguyên nhân từ răng mà không phải vì xương hàm thì có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ.
Với tình trạng răng mọc chìa ra ngoài và ôm lấy phần răng hàm đối diện thì có thể thực hiện mài cùi răng thật. Lúc này, phần răng sứ được thay thế sẽ được chế tác đúng với khớp cắn. Từ đó, mang đến cho bệnh nhân hàm răng đẹp, đều và có khớp cắn chuẩn.
Bọc sứ cho răng thưa
Trám thẩm mỹ là một phương pháp không hiệu quả đối với các trường hợp răng thưa vì thiếu thẩm mỹ và dễ bong tróc.
Đối với trường hợp này thì chúng ta nên bọc sứ nhằm che đi những kẽ hở ở giữa những chiếc răng và không gây trở ngại đối với vấn đề thẩm mỹ, ăn uống. Phương pháp bọc răng sứ cũng giống với răng thật nên sẽ không làm bạn ngại ngùng, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Răng bị nhiễm màu, ố vàng cần bọc sứ
Tình trạng răng bị ố vàng, nhiễm màu thường xảy ra đối với người nghiện thuốc lá trong thời gian dài, dùng nhiều thực phẩm màu, răng không được vệ sinh kỹ,…
Với các trường hợp trên thì việc tẩy trắng sẽ không mang đến hiệu quả cao. Lúc này, phương pháp bọc răng sứ sẽ có thể giúp bạn sở hữu một hàm răng đều màu, trắng đẹp.
Đối tượng nào không nên bọc sứ?
- Người có khớp cắn bị sai lệch nặng do cấu trúc của xương hàm: Với trường hợp này thì phương pháp bọc răng sứ thường không có tác dụng. Lúc này, bệnh nhân cần phẫu thuật để đưa xương hàm trở về đúng với vị trí khớp cắn.
- Người có răng bị nhạy cảm: Trong quá trình bọc răng sứ cần tiến hành bước mài cùi răng thật nên có thể làm tổn thương tới cấu trúc của răng thật. Từ đó, có thể làm cho răng bị nhạy cảm hơn, bệnh nhân không thể ăn uống được như bình thường.
- Người có răng bị lung lay: Với người đã trưởng thành mà có răng bị lung lay thì sẽ không sử dụng răng đó được nữa. Việc mài cùi răng không chắc chắn sẽ làm cho răng bị yếu hơn, không ăn nhai được, mất thẩm mỹ. Khi có răng bị lung lay, chúng ta nên nhổ bỏ, trồng răng mới.
- Người có răng sâu, bị viêm nha chu và nhiễm trùng nặng: Đối với trường hợp này thì việc áp dụng những phương pháp khác sẽ không có tác dụng làm phục hồi chiếc răng thật. Chúng ta không thể thực hiện việc mài cùi bọc sứ chiếc răng bị nhiễm trùng, hư hại nặng. Với trường hợp này, chúng ta cũng nên nhổ và trồng lại răng giả.
Vì sao nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ không những giúp giải quyết vấn đề răng bị hư tổn mà còn mang đến một số tác dụng như:
- Chức năng ăn nhai được nâng cao: Những chiếc răng sứ sau khi đã được bọc khít sẽ đều, bền và chịu lực cao.
- Bảo vệ được răng thật: Phương pháp bọc răng sứ có thể giúp ngăn ngừa các mảng bám, thức ăn, vi khuẩn xâm nhập phá hủy những chiếc răng thật. Ngoài ra, phần lớp sứ cứng chắc có thể giúp ngăn chặn được tình trạng nứt nẻ, viêm tủy, sâu răng tiếp diễn.
- Cải thiện được vấn đề phát âm: Mọi vấn đề về phát âm không tròn vành rõ chữ, không chuẩn tông hay biến đổi phát âm sẽ có thể được giải quyết nếu như bạn sở hữu một hàm răng đẹp và đều. Việc này sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn khi giao tiếp hay khi đứng trước đám đông.
- Cảm thấy thuận tiện và thoải mái: Nếu như so sánh với phương pháp niềng răng thì bọc răng sứ sẽ không gây ra cản trở đối với hoạt động của cơ miệng hoặc gây tổn thương đến các mô mềm, vấn đề vệ sinh răng cũng không có nhiều yêu cầu phức tạp.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp chúng ta giải đáp được thắc mắc khi nào nên làm răng sứ. Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo, quý khách cần biết thêm thông tin hay có nhu cầu liên quan đến răng miệng hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Cường Nhân để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Đến với Nha Khoa Cường Nhân, bạn sẽ được trực tiếp khám, tư vấn, điều trị bởi các bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ: 526-528 ĐL Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
Điện thoại: 0274.6536.640
Hotline: 0983.41.5253
Website: https://nhakhoacuongnhan.com
- Bọc răng sứ bị chảy máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục - Tháng Chín 16, 2024
- Đâu là sự khác biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ? - Tháng Chín 16, 2024
- “Giải đáp”: Bọc răng sứ có được bảo hiểm y tế chi trả không? - Tháng Chín 16, 2024